19/01/2025 07:28 GMT+7

Nước bôi trơn và bảo vệ các khớp, không chỉ là giải khát

Nhiều người có thói quen chỉ uống nước khi khát, hay nghĩ rằng nước chỉ có vai trò duy trì cân bằng điện giải cơ thể mà không biết rằng nước còn có rất nhiều vai trò khác. Trong đó, nước có vai trò quan trọng trong bôi trơn và bảo vệ các khớp.

Nước có vai trò bôi trơn và bảo vệ các khớp thế nào? - Ảnh 1.

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, bảo vệ cơ xương khớp - Ảnh minh họa

Nước có rất nhiều vai trò quan trọng

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - chủ nhiệm khoa phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho hay nước là thành phần thiết yếu của cơ thể, chiếm khoảng 60% trọng lượng người trưởng thành. 

Nó không chỉ là dung môi cho nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và các chức năng sinh lý.

Theo đó, nước có vai trò như:

- Duy trì cân bằng nội môi: Nước giúp duy trì cân bằng điện giải và áp suất thẩm thấu, giúp các tế bào hoạt động bình thường.

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể: Điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua quá trình thoát mồ hôi và hô hấp, đặc biệt khi cơ thể phải đối mặt với nhiệt độ cao.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Nước là thành phần chính của nước bọt và dịch tiêu hóa, giúp phân giải và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

- Thải độc và bài tiết: Thận sử dụng nước để lọc bỏ các chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nước cũng hỗ trợ bài tiết qua mồ hôi và hơi thở.

- Hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng: Nước là môi trường vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy và hormone đến các tế bào trong cơ thể.

Bên cạnh đó, nước còn có vai trò bôi trơn và bảo vệ các khớp. Nước là thành phần chính của dịch khớp, giúp bôi trơn các khớp và bảo vệ các mô mềm như mắt, miệng và cơ quan sinh sản.

Theo các chuyên gia, mất nước có thể gây ra đau khớp vì cơ thể không chỉ thiếu nước mà còn thiếu cả các chất điện giải.

Chất điện giải bao gồm các khoáng chất thiết yếu như natri, canxi, kali, magie... đóng vai trò quan trọng đối với chức năng thể chất bao gồm chức năng của hệ thần kinh, huyết áp, co cơ và bôi trơn các khớp.

Vì vậy, tình trạng mất nước khiến cơ thể không có đủ nước và khoáng chất để hoạt động bình thường. Điều này ảnh hưởng đến cơ xương khớp của cả người bị và không bị viêm khớp.

Uống thiếu nước hay thừa nước đều không tốt

Cụ thể, việc cung cấp quá dư thừa nước có thể dẫn đến ngộ độc nước (hyponatremia): Uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn có thể làm loãng nồng độ natri trong máu, dẫn đến tình trạng hyponatremia, từ đó gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, và thậm chí có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong trong các trường hợp nghiêm trọng.

Tăng gánh nặng cho thận, khi thận phải làm việc nhiều hơn để lọc bỏ lượng nước dư thừa, có thể gây ra mệt mỏi và ảnh hưởng đến chức năng thận nếu tình trạng này kéo dài.

Cung cấp không đủ nước sẽ làm mất nước. Việc thiếu nước dẫn đến mất nước, gây ra các triệu chứng như khát nước, khô miệng, mệt mỏi, và giảm hiệu suất thể chất. Trong trường hợp nặng, mất nước có thể dẫn đến chóng mặt, nhịp tim nhanh, và ngất xỉu.

Bên cạnh đó, thiếu nước có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, do nước giúp làm loãng nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu. Gây táo bón, da khô và mất sức sống.

Uống bao nhiêu nước là đủ?

Theo PGS Tuấn, nhu cầu nước của mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, cân nặng, mức độ hoạt động thể chất, và môi trường.

Người trưởng thành: khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày (tương đương 8-12 cốc nước). Điều này bao gồm cả nước từ thức ăn và đồ uống.

Phụ nữ: Khoảng 2,7 lít (khoảng 11 cốc) nước mỗi ngày.

Nam giới: Khoảng 3,7 lít (khoảng 15 cốc) nước mỗi ngày.

Lưu ý nguồn nước từ thực phẩm sẽ chiếm khoảng 20-30% lượng nước tiêu thụ hằng ngày có thể đến từ thực phẩm như trái cây, rau củ và các món ăn có hàm lượng nước cao.

PGS Tuấn khuyến cáo hãy duy trì thói quen uống nước đều đặn trong suốt cả ngày, không chỉ khi cảm thấy khát. Điều này giúp cơ thể duy trì cân bằng nước ổn định.

Chọn nước lọc: nước lọc là lựa chọn tốt nhất để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tránh uống quá nhiều nước có chứa đường hoặc chất tạo ngọt, như soda và nước ngọt, vì chúng có thể gây tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác.

Theo dõi màu sắc nước tiểu: màu sắc nước tiểu có thể là một chỉ số tốt cho tình trạng hydrat hóa của bạn. Nước tiểu màu vàng nhạt hoặc trong suốt là dấu hiệu bạn đã uống đủ nước, trong khi nước tiểu màu sẫm có thể là dấu hiệu của việc thiếu nước.

Tránh uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn: Điều này có thể gây ngộ độc nước. Hãy uống nước từ từ trong suốt cả ngày, thay vì uống nhiều nước cùng một lúc.

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar