05/07/2016 09:28 GMT+7

Nước bổ sung thực phẩm uống vừa phải thôi

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

TTO - Nước đóng chai có nhiều loại, tựu chung có 3 loại được dùng nhiều: nước uống giải khát có gas hoặc không có gas, nước uống tăng lực và nước uống thực phẩm bổ sung.

Phân loại như thế là dựa vào thành phần có trong nước uống. Riêng nước uống thì ngoài chứa đường, hương vị đặc biệt, còn chứa thêm chất dinh dưỡng như sữa, nước cốt trái cây và các thứ có nguồn gốc chất dinh dưỡng như: các loại vitamin, các chất khoáng, các acid amin (thành phần cơ bản của chất đạm)...

Gọi là “nước uống thực phẩm bổ sung” do chứa những chất có tác dụng của một chế phẩm “thực phẩm bổ sung”. “Thực phẩm bổ sung” được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới sử dụng, còn được gọi “hỗ trợ dinh dưỡng”, “thực phẩm chức năng”, và tên gọi “thực phẩm chức năng” (TPCN) được dùng phổ biến hơn cả.

TPCN là chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm được thay đổi thành phần qua chế biến, bổ sung nhằm đưa đến tác dụng sinh lý nào đó có lợi cho sức khỏe ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản. TPCN được bày bán với 2 loại: loại trông như thuốc và loại trông như thực phẩm - là loại nước uống thực phẩm bổ sung được đề cập trong bài này.

Nước uống thực phẩm bổ sung là TPCN nên điều kiện sản xuất loại nước uống này phải tuân thủ các quy định sản xuất, chế biến TPCN, chứ không thể giống việc sản xuất nước uống giải khát có gas hay không có gas thông thường. Nhiều loại nước uống thực phẩm bổ sung chứa lượng đường quá cao. Một số người uống nhiều nước loại này vẫn ăn nhiều sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì hay bị tiền đái tháo đường (dễ chuyển thành đái tháo đường).

Nhiều loại nước uống thực phẩm bổ sung chứa vitamin, chất khoáng, acid amin, thậm chí chứa thêm sữa, nước trái cây, nhưng hoàn toàn không thay thế thức ăn, thức uống. Có tình trạng đáng buồn ở nước ta là có một số bà mẹ quan tâm, tiêu tốn nhiều tiền cho con mình uống những gì mà họ ví như thuốc bổ, nhưng lại quên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng, hậu quả trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng.

Nếu người tập thể dục thể thao loại nặng mà chỉ uống nước uống thực phẩm bổ sung loại không phù hợp để bù nước và chất điện giải thì thật không có lợi vì loại nước này không có tác dụng bù nước (có khi chứa quá nhiều đường lại không chứa đủ lượng nước mà cơ thể mất nước cần), cũng như nước không chứa đủ chất điện giải (natri, kali...) để bù.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn gì để ngăn ngừa thiếu máu?

Để sản xuất ra các tế bào máu chất lượng và đủ số lượng, cơ thể cần một nguồn cung cấp đa dạng và đầy đủ các vi chất dinh dưỡng.

Ăn gì để ngăn ngừa thiếu máu?

Bệnh viện Quân y 120: Người trẻ chạy thận tăng gấp 3 lần

Trong số 412 bệnh nhân đang chạy thận, tỉ lệ người trẻ (dưới 45 tuổi) chiếm hơn 30%, tỉ lệ này gấp ba lần so với khoảng 10 năm trước.

Bệnh viện Quân y 120: Người trẻ chạy thận tăng gấp 3 lần

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk vừa qua đời do bệnh dại vì từng nhiều lần bị chó cắn nhưng không được người nhà đưa đi tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bé trai 13 tuổi ở Đắk Lắk tử vong do bệnh dại vì nhiều lần bị chó cắn

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Mới đây, Công an TP.HCM kiểm tra, phát hiện 3 cơ sở sơ chế hoa chuối tại khu dân cư Bến Lức (phường Bình Đông, TP.HCM) ngâm hàng trăm kg hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc trước khi bán ra thị trường.

Hàng trăm kg hoa chuối ngâm với hàn the, cơ thể nhiễm độc hồi nào không biết

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Tin tức đáng chú ý: Luật Bảo hiểm y tế vừa sửa đổi nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở; Một phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại Hải Phòng, cơ sở thẩm mỹ không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Tin tức sáng 14-7: Luật mới nhưng giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế 4,5% lương cơ sở

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar