09/08/2023 20:29 GMT+7

Nửa đầu năm 2023, kinh tế Trung Quốc đón nhiều tin xấu

Theo các số liệu mới nhất từ Trung Quốc, xuất khẩu và nhập khẩu của nước này đều ghi nhận giảm mạnh, cho thấy sự suy thoái của nhu cầu tiêu dùng quốc tế và nội địa.

Nhu cầu toàn cầu giảm kéo theo sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc - Ảnh: AP

Nhu cầu toàn cầu giảm kéo theo sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc - Ảnh: AP

Xuất khẩu sụt giảm mạnh

Trong tháng 7-2023, xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm qua, Hãng tin AFP đưa tin theo báo cáo ngày 8-8 từ Trung Quốc.

Theo số liệu hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của nước này trong tháng 7 giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu của Trung Quốc giữ đà giảm từ tháng 10-2022, trừ hai lần có dấu hiệu phục hồi trong tháng 3 và tháng 4-2023.

Xuất khẩu giảm mạnh cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phải chật vật khi nhu cầu toàn cầu trì trệ và kinh tế trong nước suy thoái.

Mức giảm này sâu hơn dự đoán, và giảm mạnh nhất kể từ mức 17,2% trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 2-2020 - thời điểm nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với những tuần đầu tiên của làn sóng dịch COVID-19.

Nguy cơ suy thoái ở Mỹ và châu Âu kết hợp với lạm phát cao góp phần khiến nhu cầu quốc tế với hàng hóa Trung Quốc suy yếu trong những tháng gần đây.

Theo đó, xuất khẩu sang Mỹ - thị trường lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc - giảm 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Liên minh châu Âu cũng giảm 20,6%.

Trong khi đó, nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm 12,4% trong tháng 7, giảm 9 tháng liên tiếp, cho thấy nhu cầu nội địa giảm mạnh.

Nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Trung Quốc - một trong những chỉ tiêu đo lường nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nước ngoài của quốc gia tỉ dân - giảm 25,1% trong tháng 7, mức giảm mạnh nhất trong 3 tháng qua.

"Các chỉ số thương mại yếu kém cho thấy nhu cầu tiêu dùng ngoài nước sụt giảm, trong khi các bên nhập khẩu cũng hạn chế giao dịch hàng hóa cho sản xuất và đầu tư trong nước", Hãng thông tấn AFP dẫn lời nhà phân tích Ken Cheung Kin Tai của Ngân hàng Mizuho.

"Trong bối cảnh hiện nay, việc hạ giá đồng nhân dân tệ có thể là một công cụ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc, cũng như tạo điều kiện phục hồi nền kinh tế", Cheung nói thêm.

Giá tiêu dùng giảm, doanh nghiệp lao đao

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khiêm tốn chỉ 0,8% trong quý 2 so với quý 1. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên được ghi nhận cao kỷ lục, lên đến hơn 20%.

Trái với dự đoán của nhiều nhà kinh tế, giá cả tại Trung Quốc đang trong giai đoạn hiếm hoi ghi nhận sụt giảm, theo nhận định của Bloomberg.

Hãng tin Reuters đưa tin ngày 9-8, số liệu chính thức cho thấy giá cả tiêu dùng của Trung Quốc giảm lần đầu tiên kể từ tháng 2-2021. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm tháng thứ 10 liên tiếp, giảm 4,4% so với năm trước, và mức giảm của tháng 6 là 5,4%.

Một nhà máy tại Trung Quốc - Ảnh: Jiayao Textile Co

Một nhà máy tại Trung Quốc - Ảnh: Jiayao Textile Co

Không giống giai đoạn cuối năm 2020 đầu năm 2021, khi giá tiêu dùng giảm chủ yếu do giá thịt heo giảm, thời điểm hiện nay ghi nhận người tiêu dùng tại các thị trường lớn của Trung Quốc như Mỹ hay châu Âu đều cắt giảm chi tiêu. Cùng lúc đó, suy thoái của thị trường nhà đất tại quốc gia tỉ dân cũng khiến giá thuê nhà, nội thất và đồ gia dụng giảm - nhận định của Bloomberg.

Nếu đà giảm giá tiếp tục đối với nhiều loại hàng hóa trong thời gian dài, có khả năng người tiêu dùng sẽ trì hoãn mua hàng, hạn chế hơn nữa các hoạt động kinh tế và buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục giảm giá.

"Tôi đang dùng tiền tiết kiệm để duy trì công ty của mình, nhờ đó mà tôi vẫn có thể trả lương cho nhân viên", báo SCMP dẫn lời Lou - chủ một doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng tại Thâm Quyến, Trung Quốc.

"Nhưng tôi cũng hoang mang lắm. Tình trạng này khi nào mới kết thúc? Nó có như một cái hố không đáy?", người này nói thêm.

Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc: Cùng nhau ứng phó 'những cơn gió ngược'

Thông điệp cởi mở và hợp tác được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh, bày tỏ mong muốn các nước cùng chung tay ứng phó với các "cơn gió ngược" - những thách thức mang tính toàn cầu để đưa kinh tế thế giới phục hồi nhanh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sun Group đề xuất làm đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, trình chủ trương đầu tư tháng 10-2025

Ngoài dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Sun Group cũng đã đề xuất một số dự án có quy mô lớn, hiện đại với mong muốn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM.

Sun Group đề xuất làm đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, trình chủ trương đầu tư tháng 10-2025

Google Veo 3 chính thức ra mắt tại Việt Nam

Google mở rộng đáng kể các tính năng của Veo 3 ngay trong ứng dụng Gemini, mang đến trải nghiệm mạnh mẽ hơn cho những người đăng ký Google AI Pro tại Việt Nam.

Google Veo 3 chính thức ra mắt tại Việt Nam

Chứng khoán Mỹ tăng, thị trường Việt Nam phản ứng ra sao trước tin thuế quan

Dù điểm số không bật tăng mạnh, dòng tiền vào thị trường sáng nay vẫn khá sôi động. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 17.600 tỉ đồng, trong đó khối ngoại mua ròng hơn nghìn tỉ.

Chứng khoán Mỹ tăng, thị trường Việt Nam phản ứng ra sao trước tin thuế quan

Thuế đối ứng với Mỹ: Kích hoạt đầu tư nhờ ưu đãi hàng Mỹ, hàng xuất khẩu nào hưởng lợi?

Mức thuế được hai bên thống nhất chưa công bố chính thức, song cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump với những thông điệp lớn đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định cho Việt Nam.

Thuế đối ứng với Mỹ: Kích hoạt đầu tư nhờ ưu đãi hàng Mỹ, hàng xuất khẩu nào hưởng lợi?

Start-up Việt AI Hay gọi vốn thành công thêm 10 triệu USD

AI Hay, nền tảng tìm kiếm và nghiên cứu tri thức dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), vừa công bố hoàn tất vòng gọi vốn Series A trị giá 10 triệu USD, nâng tổng số vốn huy động lên hơn 18 triệu USD.

Start-up Việt AI Hay gọi vốn thành công thêm 10 triệu USD

Hành trình đỏ: Tham quan 'công xưởng năng lượng' ở Trung Quốc

Mục tiêu kép carbon (giảm lượng khí thải CO2 và đạt được mức phát thải ròng bằng 0) và xu hướng phát triển năng lượng xanh hướng đến phát triển bền vững là chủ đề được các thanh niên Việt Nam tham gia Hành trình đỏ quan tâm.

Hành trình đỏ: Tham quan 'công xưởng năng lượng' ở Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar