30/04/2018 12:20 GMT+7

Nữ tiến sĩ làm khoa học với trái tim nóng

CẨM LỆ
CẨM LỆ

TTO - 'Phụ nữ làm khoa học vất vả lắm. Nhưng tôi muốn làm và sẽ làm đến cùng vì con đường mình lựa chọn thật sự ý nghĩa', TS Chu Thị Xuân chia sẻ.

Nữ tiến sĩ làm khoa học với trái tim nóng - Ảnh 1.

TS Chu Thị Xuân (thứ hai từ trái qua) trong một hội nghị quốc tế - Ảnh: C.L.

TS Chu Thị Xuân (35 tuổi, Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITIMS) Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) là người đam mê nghiên cứu cảm biến sinh học, công nghệ vi lưu và công nghệ nano.

Lúc còn học THPT, chị Xuân đã nuôi ước mơ du học. Do đó, dù cấp III học tiếng Nga nhưng khi vào ĐH, chị theo học tiếng Pháp với chuyên ngành vật lý hạt nhân Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) để có cơ hội xin học bổng.

“Tôi muốn chứng minh rằng khoa học không phải là một ngành nghề khô khan. Tôi vẫn làm khoa học với cái đầu lạnh và một trái tim nóng, một trái tim luôn hướng tới cộng đồng

TS CHU THỊ XUÂN

Luận văn được cấp bằng sáng chế

Tốt nghiệp ĐH, chị được cấp học bổng sau ĐH tại ĐH Paris 11 (Pháp) chuyên ngành công nghệ nano. Hoàn thành chương trình cao học, chị tiếp tục học tiến sĩ tại ĐH Công nghệ Compiegne (Pháp). Thời gian này, chị công bố 2 bài báo quốc tế ISI. Nội dung luận văn của chị cũng được cấp 2 bằng phát minh sáng chế.

TS Chu Thị Xuân kể: "Sáng chế của tôi là nghiên cứu về hệ vi lưu để chế tạo hạt nang và đo tính chất của màng hạt nang. Hiện nay, hạt nang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như nước xả vải, nước hoa hoặc trong thực phẩm. 

Hạt nang được dùng để bảo quản mùi, vị cũng như chất hoạt tính. Trong lĩnh vực chế tạo thuốc, ngoài tác dụng bảo quản chất hoạt tính trong thuốc, người ta còn điều khiển được vị trí hạt thuốc đi vào cơ thể thông qua việc điều khiển kích thước hạt. Việc giải phóng chất hoạt tính bọc trong hạt nang được thực hiện thông qua tính toán, điều khiển tính chất của màng bao quanh".

Về dự định tương lai cho sáng chế của mình, chị Xuân bộc bạch: "Hiện tại, với nghiên cứu này cần máy móc đắt tiền mà điều kiện nghiên cứu trong nước chưa cho phép. Vì vậy, tôi đã xin được một dự án ở Ý cho mua thiết bị để nghiên cứu và hi vọng sẽ có thêm nhiều đề tài nghiên cứu khác". 

Vẫn nụ cười tươi tắn, chị nói thêm: "Việc liên kết với các nhà khoa học nước ngoài vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, dù quay về Việt Nam, tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với các thầy cô ở nước ngoài".

Hướng tới cộng đồng

Năm 2012, TS Chu Thị Xuân về Việt Nam và công tác tại ITIMS. Tại đây, chị thực hiện các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của mình và tham gia nhiều đề tài khoa học. 

Khi được hỏi lý do quay về, chị chia sẻ: "Thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài với tôi như vậy đủ rồi. Mặc dù bên đó tôi có rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, nhưng không hiểu sao lúc nào tôi cũng thấy cô đơn. Quan trọng hơn cả là ở Việt Nam đang có người chờ mình".

Đến nay, TS Xuân có 30 bài báo ISI và báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế; thành viên nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu cấp bộ, đề tài Nafosted; chủ nhiệm một đề tài cấp trường, hai đề tài Nafosted, một đề tài của Ý; hướng dẫn hai học viên cao học và sáu sinh viên quốc tế... 

Ngoài ra, chị cũng kết hợp với nhóm nghiên cứu của PGS.TS Mai Anh Tuấn - trưởng phòng thí nghiệm công nghệ vi hệ thống và cảm biến ITIMS - về cảm biến sinh học (biosensors).

Làm khoa học đã khó, phụ nữ làm khoa học càng khó hơn. Chị tâm sự: "Phụ nữ làm khoa học vất vả lắm. Nhưng tôi muốn làm và sẽ làm đến cùng vì con đường mình lựa chọn thật sự ý nghĩa. 

Tôi cũng muốn chứng minh rằng khoa học không phải là một ngành nghề khô khan. Tôi vẫn làm khoa học với cái đầu lạnh và một trái tim nóng, một trái tim luôn hướng tới cộng đồng".

Chị Xuân chia sẻ thêm: "Mình phải sắp xếp thời gian một cách khoa học, hài hòa để có thể vừa làm công việc nghiên cứu vừa chăm sóc gia đình. Tôi luôn nghiêm khắc, kỷ luật về mặt thời gian nhưng cũng thường xuyên chia sẻ với ông xã về mọi vấn đề. Có lẽ vì vậy mà ông xã tôi luôn hiểu và ủng hộ nhiệt tình con đường của tôi".

Hướng dẫn sinh viên nước ngoài

PGS Mai Anh Tuấn cho biết: "TS Chu Thị Xuân là cán bộ nghiên cứu có năng lực với thái độ làm việc chuyên nghiệp, tập trung. Cô ấy đã giúp chúng tôi rất nhiều trong triển khai các định hướng nghiên cứu, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh, đặc biệt là hướng dẫn sinh viên nước ngoài trong 5 năm trở lại đây".

TTO - Trong tương lai, TS Nguyễn Thị Hiệp sẽ tiếp tục phát triển chất keo này dùng để tái tạo mô cho những bệnh nhân ung thư bị mất mô.

CẨM LỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar