12/11/2024 14:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nữ dân biểu 8X được ông Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai?

Nữ dân biểu 8X Elise Stefanik được ông Trump ca ngợi là 'ngôi sao của Đảng Cộng hòa', nổi bật với khả năng lãnh đạo và trung thành với những giá trị của ông Trump.

Người phụ nữ được ông Trump bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai? - Ảnh 1.

Việc bà Stefanik được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc được xem là tín hiệu tốt cho Israel - Ảnh: REUTERS

Ngày 11-11, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố ông đã chọn dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, theo Đài CNN.

'Chân dung' nữ dân biểu được ông Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc - Nguồn video: AFP

“Tôi vinh dự khi bổ nhiệm Elise Stefanik phục vụ trong nội các của mình với vai trò là đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Bà Elise là một chiến binh kiên cường, mạnh mẽ và thông minh vì 'nước Mỹ trên hết'”, ông Trump khẳng định.

Nhiều năm qua, bà Stefanik được biết đến là nữ nghị sĩ nổi bật của Đảng Cộng hòa với sự thăng tiến nhanh chóng trong đảng, đặc biệt nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của bà dành cho ông Trump.

Ngôi sao của Đảng Cộng hòa

Bà Elise Stefanik sinh năm 1984 tại New York, tốt nghiệp Đại học Harvard với chuyên ngành chính trị học.

Bà từng làm việc tại Nhà Trắng dưới thời chính quyền George W. Bush trước khi trở thành nữ nghị sĩ trẻ nhất lúc bấy giờ được bầu vào Quốc hội năm 2014.

Bà Stefanik đã thay thế cựu nghị sĩ Liz Cheney làm chủ tịch Hội nghị Đảng Cộng hòa vào tháng 5-2021, là lãnh đạo cao thứ tư của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện. Bà cũng là thành viên Ủy ban Quân vụ và Ủy ban thường trực về tình báo Hạ viện cũng như nhiều ủy ban khác.

Bà Stefanik cũng được tạp chí TIME vinh danh trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất năm 2024.

Từng là người hoài nghi ông Trump và lên tiếng chỉ trích công khai trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của ông, thái độ của bà Stefanik dần chuyển sang hòa hoãn và ủng hộ, một phần do ông Trump rất được yêu thích tại khu vực bầu cử của bà ở phía bắc New York.

Kể từ đó, bà Stefanik được biết đến là một trong những người ủng hộ ông Trump mạnh mẽ nhất trong Quốc hội.

Màn thể hiện quyết liệt của bà ở các phiên điều trần luận tội ông Trump vào năm 2019 đã khiến vị tổng thống đắc cử phải lên tiếng khen ngợi, gọi bà là “ngôi sao của Đảng Cộng hòa”.

Ngoài ra, bà cũng là một trong số ít những người công khai đứng lên ủng hộ ông Trump sau thất bại của cuộc bầu cử năm 2020, phản đối chiến thắng của Tổng thống Joe Biden và tham gia vào các nỗ lực của Đảng Cộng hòa nhằm phản đối kết quả bầu cử.

Tạp chí Newsweek đánh giá việc ông Trump bổ nhiệm bà Stefanik cho thấy trong nhiệm kỳ mới này, ông Trump nhiều khả năng sẽ ưu tiên lòng trung thành hơn là kinh nghiệm nghề nghiệp khi xây dựng chính quyền Trump 2.0.

Người phụ nữ được ông Trump bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai? - Ảnh 2.

Bà Stefanik được biết đến là một trong những người ủng hộ ông Trump mạnh mẽ nhất trong Quốc hội - Ảnh: REUTERS

Cứng rắn với Liên Hiệp Quốc, ủng hộ Israel

Sự ủng hộ mạnh mẽ của bà Stefanik đối với Israel, đặc biệt sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7-10-2023, đã khiến bà trở thành một trong những người ủng hộ Israel lớn nhất trong Quốc hội, theo Đài BBC.

Kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng nổ, bà Stefanik đã dành nhiều sự chú ý vào Liên Hiệp Quốc, cáo buộc tổ chức này và các tổ chức quốc tế khác có thái độ bài Do Thái khi chỉ trích các cuộc không kích của Israel vào Gaza, dẫn đến cái chết của hơn 43.000 người Palestine.

Bà đã kêu gọi "đánh giá lại hoàn toàn" việc tài trợ của Mỹ cho Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là việc hỗ trợ các cơ quan của Liên Hiệp Quốc cung cấp viện trợ nhân đạo cho người Palestine.

Theo Đài ABC News, bà muốn Mỹ ngừng hỗ trợ cho Liên Hiệp Quốc, cho rằng các hành động của tổ chức này có hại cho Israel.

Vì vậy việc bà Stefanik được bổ nhiệm có thể ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời gian tới, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến Israel và Liên Hiệp Quốc.

Ngoài ra khi bà Stefanik đảm nhiệm vị trí mới, chiếc ghế ở Hạ viện của bà sẽ còn trống và có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của ông Trump trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự của mình tại Hạ viện, tờ New York Times cho biết.

Một số đồng minh của ông Trump, bao gồm tỉ phú Elon Musk, cho rằng việc bà Stefanik mất ghế sẽ gây ra nhiều rủi ro, nhất là khi Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ vẫn đang tranh giành quyền kiểm soát Hạ viện rất sít sao.

Sẽ còn rất nhiều vấn đề đáng để theo dõi sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, từ việc chuyển giao quyền lực đến việc ai sẽ góp mặt trong nội các của chính quyền Trump 2.0. Để không bỏ lỡ các thông tin, mời bạn đọc theo dõi trên Tuổi Trẻ Online tại đây.

CNN: Ông Trump chọn đồng minh thân cận làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc

Ngày 11-11, Đài CNN đưa tin Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề nghị dân biểu Đảng Cộng hòa Elise Stefanik làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập quân đội.

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar