11/04/2014 08:05 GMT+7

Nóng với môn văn

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TT - Nhiều băn khoăn xung quanh đổi mới đề thi môn văn và hình thức thi ngoại ngữ được nêu ra tại hai hội thảo tổ chức ở Hà Nội và Đà Nẵng trong ngày 10-4.

* Lo học sinh “chịu thiệt” khi thi ngoại ngữ

Phóng to
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (phải): “Với những bất cập trong dạy học hiện nay, cần phải có tác động mạnh từ thi cử mới mong có chuyển biến tích cực” và “Chữa bệnh thì cần thuốc đắng” - Ảnh: Nguyễn Khánh

Nhiều điểm mới liên quan đến việc tổ chức thi môn ngữ văn đã được đặt ra trong Hội thảo đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn trong trường phổ thông, do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 10-4 tại Hà Nội.

Tuy hội thảo được định hướng bàn nhiều vấn đề liên quan tới quá trình kiểm tra, đánh giá môn học này nhưng hầu hết ý kiến trực tiếp tại hội thảo lại chỉ tập trung đề cập tới việc đổi mới đề thi môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Đề thi sẽ có phần kiểm tra kỹ năng đọc hiểu

"Việc đi không đúng hướng là một nguyên nhân khiến học sinh chán học văn, thấy môn văn không cần thiết, xa rời cuộc sống"

PGS - TSĐỖ NGỌC THỐNG

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, tại hội thảo trên. Ông Hiển cho biết: Trên thực tế việc dạy học môn ngữ văn hiện nay đã có những đổi mới nhưng chưa nhiều do cách thi cử đánh giá vẫn cũ. Những năm gần đây đề thi môn ngữ văn trong các kỳ thi quốc gia đã được chú trọng ra theo hướng mở, gần gũi với cuộc sống và phát huy năng lực vận dụng kiến thức, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, việc đổi mới đề thi vẫn còn dè dặt, vì vậy chưa đủ sức tác động mạnh trở lại hoạt động dạy học để thầy trò ở trường phổ thông đổi mới cách dạy, cách học. “Từ năm nay sẽ cần sự thay đổi mạnh mẽ hơn. Nhiều người bày tỏ lo ngại về những khó khăn, rồi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT sẽ giảm nếu đề thi đổi mới quá nhiều, nhưng tôi cho rằng ta cần cân nhắc nhiều khía cạnh, và phải ưu tiên số một hướng nâng chất lượng dạy học, chuyển dần từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực của người học” - ông Hiển chia sẻ.

Kiểm tra năng lực đọc hiểu và trình bày

"Đổi mới mạnh mẽ nhưng đây là những kiến thức, kỹ năng nằm trong chương trình nên các thầy cô và học sinh không có gì phải lo lắng"

Thứ trưởngNGUYỄN VINH HIỂN

Trước đó, PGS - TS Đỗ Ngọc Thống đã công bố một đề xuất cấu trúc đề thi ngữ văn, có thể áp dụng ngay trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Cấu trúc này đã gây sốc với nhiều thầy, trò khi lần đầu tiên đưa vào đề thi phần yêu cầu đọc hiểu trên cơ sở một văn bản nằm ngoài chương trình, có thể là văn bản nghệ thuật nhưng cũng có thể là văn bản thông tin thuần túy ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Phần kiểm tra kỹ năng viết vẫn có nghị luận văn học và nghị luận xã hội nhưng cách hỏi sẽ mở hơn, yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức nhiều hơn.

Tuy cho rằng cấu trúc trên chỉ là đề xuất cá nhân, không phải đề xuất của Bộ GD-ĐT nhưng ở phần kết luận hội thảo, ông Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định chắc chắn hướng ra đề thi năm nay sẽ có phần kiểm tra kỹ năng đọc hiểu trên cơ sở một văn bản nằm ngoài chương trình - sách giáo khoa THPT. Tuy nhiên để phù hợp với thời gian 120 phút và mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc số lượng câu hỏi phù hợp. Phần kiểm tra kỹ năng viết vẫn có câu hỏi nghị luận văn học và nghị luận xã hội, nhưng cũng không nhất thiết ra theo hai câu riêng rẽ như các năm trước mà có thể tính toán giảm bớt yêu cầu. Ví dụ ở các câu hỏi này có thể không yêu cầu học sinh viết thành bài văn mà chỉ lập dàn ý hoặc chỉ tập trung phát triển một ý, một luận điểm...

Như vậy, theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đề thi tốt nghiệp môn văn năm nay chắc chắn sẽ thay đổi mạnh mẽ, theo hướng kiểm tra đánh giá năng lực kỹ năng người học, cụ thể ở đây là năng lực đọc hiểu và năng lực trình bày.

Trao đổi thêm về hướng đổi mới đề thi và trước mắt là đổi mới đến mức nào trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, PGS - TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng: Quan điểm môn văn là môn có tính chất công cụ, nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp cần thiết khi bước vào cuộc sống là xu hướng phổ biến của nhiều nước phát triển. Ở nước ta lâu nay chỉ chú trọng đến chất văn của môn học này áp dụng cho tất cả học sinh đại trà. Việc kiểm tra năng lực đọc hiểu không chỉ đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung văn bản, nắm được nội dung chính, gọi tên đoạn văn bản, nêu ý nghĩa của nó, mà còn yêu cầu học sinh phải hiểu biết đúng về câu, từ ngữ, cú pháp, các tín hiệu ngôn ngữ. “Đây là một gợi ý để các thầy cô ở trường phổ thông hướng dẫn học sinh rèn luyện đáp ứng yêu cầu đọc hiểu khi đề thi chuyển theo hướng này” - ông Thống nhấn mạnh.

Phóng to
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống tại hội thảo - Ảnh: Nguyễn Khánh

Cần sớm có văn bản hướng dẫn

Tuy nhiên ngay trong hội thảo, rất nhiều giáo viên, cán bộ quản lý vẫn bày tỏ băn khoăn. Một cô giáo Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM bày tỏ: “Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì đề thi môn văn, toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay giảm thời gian chỉ còn 120 phút/môn thi. Vì thế dù bộ chưa thông báo thì phần lớn giáo viên cũng thắc thỏm chờ xem giảm thời gian thì nội dung đề thi có giảm dung lượng, giảm độ khó không và giảm như thế nào? Giờ lại thêm thông tin “ra đề theo cách hỏi khác” khiến chúng tôi không khỏi hoang mang”. Đại diện Sở GD-ĐT Nam Định phát biểu: “Mặc dù “đọc hiểu” là yêu cầu có trong chương trình nhưng trên thực tế không phải giáo viên nào cũng chú trọng dạy cho học sinh. Vì thế khi chỉ còn hai tháng nữa là tới kỳ thi, việc thay đổi đề thi gây bất ngờ và bối rối cho nhiều thầy cô và học sinh. Hơn nữa, nếu đề thi lại lấy một văn bản khác lạ không có trong chương trình thì việc này càng khiến nhiều thầy, trò lo ngại”.

PGS - TS Phan Huy Dũng, khoa ngữ văn Trường ĐH Vinh, cho rằng liệu có “dục tốc bất đạt” không khi quyết định đổi mới nhiều quá trong đề thi năm nay? Bộ GD-ĐT cần phải có ngay một văn bản hướng dẫn càng sớm càng tốt và không nên né tránh việc công bố một hướng cấu trúc đề thi mới để các nhà trường có thể tham khảo tổ chức ôn tập cho học sinh. Vì thời gian không còn nhiều và thầy, trò cần phải “làm quen” với cách ra đề thi mới.

“Chữa bệnh thì cần thuốc đắng”

Trao đổi lại ý kiến của các giáo viên, ông Nguyễn Vinh Hiển nói: “Chữa bệnh thì cần thuốc đắng. Với những bất cập trong việc dạy học hiện nay thì cần phải có tác động mạnh từ việc thi cử mới mong có những chuyển biến tích cực hơn. Dĩ nhiên khi ra đề thi Bộ GD-ĐT vẫn phải căn cứ vào thực tế, nhưng không thể vì “việc dạy học chưa đổi mới” mà đề thi cứ ra theo cách cũ. Việc đổi mới sẽ không đột ngột, nhưng phải yêu cầu cao hơn trước một chút và nâng mức dần dần qua mỗi năm”. Ông Hiển cũng nhắc lại quan điểm “coi thi cử là đột phá để đổi mới giáo dục phổ thông” và đột phá thì cần mạnh dạn thay đổi và phải làm ngay từ năm nay.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Với nhiều sinh viên, mùa hè là thời điểm vàng để làm đẹp hồ sơ xin việc (CV), tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar