25/04/2018 10:30 GMT+7

Nông dân rau sạch - sự lựa chọn của KTS Lân

THANH TÚ
THANH TÚ

Du học ra trường với tâm bằng kiến trúc danh giá, nhưng lại chọn con đường mà nhiều người… lắc đầu: “Học cao hiểu rộng mà về làm… nông dân”…

Nông dân rau sạch - sự lựa chọn của KTS Lân - Ảnh 1.

Sản phẩm rau trồng theo phương pháp thủy canh khi bán cho người tiêu dùng có luôn bộ rễ - kẢnh: Thanh Tú

Đó là câu chuyện của anh Lê Trí Lân, phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.

Chuyện "bá láp" của Lân

Lân kể năm 2005, anh sang Pháp du học ngành kiến trúc. Ra trường anh ở lại làm việc gần 8 năm với mức lương (năm 2017) là 2.500 Euro/tháng. Thời gian làm việc bên Pháp, anh được tiếp cận nhiều mô hình, qui trình sản xuất rau sạch chất lượng cao, trong đó đáng kể nhất là mô hình thủy canh của Israel.

Thấy ở Việt Nam mô hình nông nghiệp tốn công sức, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tốn nhiều phân thuốc, trong khi lợi nhuận thấp, lại không an toàn, anh ấp ủ ước mơ sẽ xây dựng mô hình này ngay tại quê hương của mình.

Giữa năm 2017, người dân ở xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành (Tiền Giang), một vùng rau nổi tiếng của tỉnh không khỏi ngạc nhiên khi thấy một chàng thư sinh từ đâu đó tới lụi cụi dựng lên một nhà lưới để trồng… rau. Nhiều người nói vui anh chàng này lại làm chuyện "chở củi về rừng", rằng anh đang làm chuyện "bá láp"…

Nông dân thông minh

Tôi đã từng tận mắt chứng kiến "nông trại ngoài khơi Địa Trung Hải" của nông dân Israel nuôi cá trong các lồng sắt tự động, được quản lý bằng hệ thống vi tính, chịu được bão cấp 10, cấp 12. Việc lọc nước biển thành nước ngọt, các mô hình thủy canh rau sạch, "chuyển giới" cho tôm để có tôm toàn đực cho năng suất cao, đều là "chuyện thường" của họ. Nông dân thông minh luôn gắn bó với các viện, trường đại học.

Vì vậy, để chúng ta có được một tầng lớp nông dân thông minh thật sự, rất cần một hệ sinh thái nông nghiệp thông minh và môi trường nông thôn sáng tạo. Những người nông dân cần có sự dẫn dắt của nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà khoa học và kiến tạo của Nhà nước.

Trần Hữu Hiệp

Còn nhiều ấp ủ

Trong khu nhà lưới rộng 1.000m² mà Lân vừa mới đầu tư (giá thành khoảng 900 triệu đồng) trồng đủ các loại rau như xà lách, cải bẹ xanh, cải phụng, cải ngọt, cải thìa, rau muống, rau dền….

Mỗi ngày vườn rau này cho được 70kg. Tính ra trung bình mỗi tháng vườn rau này cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng. Trong khi đó chi phí chỉ khoảng 1 triệu đồng tiền điện, lương công nhân và các chi phí phát sinh khác cộng chung không quá 12 triệu đồng/tháng.

Theo Lân, do vốn đầu tư ban đầu khá lớn, và giá bán rau sạch hiện nay cao hơn nhiều so với giá rau trồng theo kiểu truyền thống nên nhiều người không dám đầu tư. Ngoài ra, màu sắc của rau không được bắt mắt bằng rau truyền thống. Đó là chuyện bất lợi của rau sạch khi đưa ra thị trường.

Dẫu vậy, Lân nói anh vẫn tin rằng rồi đây người tiêu dùng sẽ sớm chấp nhận loại rau này, bởi tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn hơn cho người dùng. Một ưu điểm khác là do trồng trong nhà lưới nên không bị tác động bởi các yếu tố như mưa nắng, nóng lạnh, ẩm độ…nên năng suất ổn định.

Đặc biệt là công lao động rất nhẹ nhàng do mô hình được điều khiển tưới tự động theo giờ, cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm vừa tự động điều chỉnh nhiệt độ, vừa xử lý nấm hạn chế sâu bệnh đến 90%.

"Ngoài trồng rau, Lân sẽ tiếp tục thực hiện mô hình trồng củ, quả để sản phẩm được đa dạng hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng" – Lân tâm sự.


THANH TÚ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Thái Lan là nơi điển hình về bảo tồn sếu bởi đã nuôi thả thành công, có thể nói "ban đầu người nuôi sếu, sau này sếu sẽ nuôi người" gắn với phát triển sinh kế, du lịch địa phương. Đó là ý kiến của đa số nhà tài trợ đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Bảo tồn sếu đầu đỏ: 'Người nuôi sếu rồi sếu sẽ nuôi người'

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Bông súng ma là loại rau đặc sản, phổ biến ở miền Tây, nhất là vào mùa nước nổi.

Về Cà Mau mùa nước ngập đồng hái bông súng ma

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Chương trình 'Hành động vì một Việt Nam xanh' đã triển khai trồng 120.000 cây xanh tại Cà Mau để chống sạt lở đất, bảo vệ môi trường.

Trồng 120.000 cây mắm tại Cà Mau chống sạt lở đê Biển Tây

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Con số được nêu ra tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 diễn ra tại Cà Mau.

Mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long mất khoảng 300ha đất do sạt lở

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cacbon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).

Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Giải pháp tham gia có cơ hội nhận được tổng giải thưởng 15 tỉ đồng để thí điểm chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời được tiếp cận các quỹ đầu tư, đối tác doanh nghiệp, người làm chính sách…

Phát động cuộc thi tìm giải pháp chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar