08/06/2024 05:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nóng bỏng 'trường đua' vào lớp 10 Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội năm nào cũng rất nóng bỏng vì đây là địa phương có số thí sinh dự tuyển đông nhất cả nước, nhưng chỉ tiêu trường công lập chỉ đạt trên dưới 60%.

Vẻ lo lắng, hồi hộp của cả phụ huynh lẫn học sinh trước kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Vẻ lo lắng, hồi hộp của cả phụ huynh lẫn học sinh trước kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép học sinh dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 có ba nguyện vọng vào trường công lập (không chuyên), chưa kể các nguyện vọng vào khối chuyên, chương trình song bằng tú tài. Tuy nhiên, với những học sinh có mức học khá, không thực sự xuất sắc thì cơ hội đỗ đúng nguyện vọng mong muốn vẫn mong manh.

Sức nóng chủ yếu nằm ở nguyện vọng 1

Theo quy định, thí sinh dự tuyển khối không chuyên, nếu không đỗ nguyện vọng 1 thì được xét nguyện vọng 2 nhưng chỉ đủ điều kiện khi điểm thi của thí sinh cao hơn điểm chuẩn của trường đăng ký nguyện vọng 2 là 1,0 điểm. Tương tự, muốn đỗ nguyện vọng 3 thì điểm thi của thí sinh phải cao hơn điểm chuẩn của trường 2,0 điểm.

Để có cơ hội, những trường thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 phải thuộc tốp trường có điểm chuẩn hằng năm thấp hơn trường thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 từ 3 - 4 điểm mới thực sự an toàn. 

Tương tự, trường đăng ký nguyện vọng 3 là những trường có mức điểm chuẩn thấp hơn trường thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 khoảng 5 - 6 điểm. Nhiều học sinh lựa chọn nguyện vọng với các trường quá gần nhau về mức điểm chuẩn dẫn tới trượt tất cả các nguyện vọng, mặc dù điểm thi không quá thấp.

Nhưng nhiều học sinh đủ điểm vào trường đăng ký nguyện vọng 2 và 3 cũng không muốn nhập học vì lo ngại chênh lệch về chất lượng và các điều kiện học tập khác. Không ít học sinh được cha mẹ chọn cho học trường tư sau khi trượt nguyện vọng 1 vì thiếu sự tin tưởng vào các trường đăng ký nguyện vọng 2 và 3.

Các kỳ thi trước, những trường tốp đầu của Hà Nội có điểm chuẩn khá cao, khoảng trên 8 điểm đến 9 điểm/môn thi mới đỗ. Những trường ở cận tốp đầu cũng phải 7,5 - 7,75 điểm/môn thi mới đỗ. Trong khi đó, những trường tốp cuối của Hà Nội - những trường được xem là trường "tràn tuyến" (không khống chế tuyển trong khu vực mà tuyển toàn thành phố) chỉ có điểm chuẩn tương đương với 4 điểm/môn, nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.

Chính vì thế, sức nóng chủ yếu của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội tập trung ở việc giành suất vào theo nguyện vọng 1.

"Cày" sát nút kỳ thi vào lớp 10

Chị Hằng có con thi lớp 10 năm nay với nguyện vọng 1 đăng ký vào Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy), là trường có tỉ lệ "chọi" cao nhất thành phố (1/3,55), cho biết con chị học buổi cuối cùng là tối 6-6, chỉ nghỉ một buổi trước ngày thi.

"Con kết thúc lớp ôn ở trường trước ba ngày, nhưng các lớp học thêm bên ngoài thì vẫn tiếp tục. Bố mẹ phải động viên con mới chịu nghỉ một ngày trước kỳ thi nhưng con vẫn lo. Bảo con đi dạo, đến bể bơi với bố mẹ nhưng đã ra đến bể bơi con vẫn ôm sách", chị Hằng chia sẻ.

Một phụ huynh khác, chị Thanh (Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại cho biết bản thân chị không yên tâm nên mặc dù con đã nghỉ hết các lớp ôn tập nhưng chị vẫn mang con đến nhà giáo viên quen để nhờ "chốt kiến thức".

"Khi con học không vào đầu nữa, thậm chí con nói sai cả những kiến thức căn bản con đã học kỹ từ trước, tôi càng lo hơn. Có lẽ con đã bị quá tải. Chỉ sợ vào phòng thi con cũng quên hết", chị Thanh kể lại.

Con đi thi, bố mẹ cũng nghỉ việc để đi ôn thi, đi thi cùng con. Trong buổi thí sinh làm thủ tục dự thi (ngày 7-6) khá nhiều bố, mẹ cho biết đã phải xin nghỉ phép, hoãn chuyến công tác, hoãn các kế hoạch công việc.

Trò đi thi, cô có mặt

Nhiều giáo viên THCS ở Hà Nội cho biết sẽ có mặt ở cổng trường thi trong cả mấy buổi học sinh đi thi. "Các con rất áp lực nên tôi muốn có mặt đầu giờ. Học sinh nhìn thấy cô giáo sẽ vững tâm hơn" - cô Thu Hà, một giáo viên ở quận Hai Bà Trưng, chia sẻ.

Cô Hà cho biết trong suốt các ngày giáp kỳ thi, cô cũng phải thức đêm để trò chuyện với học sinh. "Các con thức đêm nhiều khi chỉ để đoán đề, hỏi nhau, chia sẻ những thông tin trên mạng xã hội để lo "học tủ" ngày cuối trước kỳ thi. Hỏi nhau chán, các con điện thoại hỏi cô. Bị cô nhắc nhở không tốn sức vào việc bàn tán thông tin thất thiệt thì bọn trẻ nói hồi hộp, không ngủ được nên đoán đề cho... dễ ngủ", cô Hà kể.

Huy động toàn lực cho kỳ thi

Với 201 điểm thi, 4.500 phòng thi, Hà Nội phải huy động 15.500 cán bộ, giáo viên làm lãnh đạo hội đồng thi, giám thị, giám sát. Trước ngày thi các điểm thi đều đã được ban chỉ đạo thi kiểm tra, đảm bảo an toàn, nhất là khu vực sao in đề thi, bảo quản đề thi, bài thi.

Trước đó, Hà Nội đã có phương án để có thể xử lý nhanh khi có sự cố đề thi gặp trục trặc (thiếu trang, mờ một phần nội dung) bằng cách để đề thi gốc ở một bì riêng có niêm phong. Khi cần sẽ sử dụng để đối chiếu. Hà Nội cũng có các phương án đảm bảo chống ách tắc giao thông, xử lý khi có úng ngập do mưa lớn và phương án hỗ trợ những thí sinh gặp khó khăn.

Sáng nay 106.000 thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 môn văn

Sáng nay 8-6, gần 106.000 thí sinh Hà Nội thi vào lớp 10 với môn thi đầu tiên là ngữ văn trong tiết trời dịu mát.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar