02/08/2023 20:40 GMT+7

Nỗi sợ mang tên 'nghe điện thoại', chỉ muốn nhắn tin

Theo tờ Korea Herald, phần lớn những người mắc hội chứng sợ nghe điện thoại là những người trẻ trong độ tuổi 20 - 30.

Giới trẻ và nỗi sợ mang tên "nghe điện thoại" - Ảnh: BBC

Giới trẻ và nỗi sợ mang tên "nghe điện thoại" - Ảnh: BBC

Một phút trước khi bắt đầu cuộc điện thoại với chủ nhà, chị Lee Hyun Jung (24 tuổi) cảm thấy tim đập nhanh, lòng bàn tay đổ đầy mồ hôi.

Một dạng rối loạn lo âu

Chị kể với tờ Korea Herald, những triệu chứng quen thuộc này dường như luôn phát sinh mỗi khi chị phải thực hiện các cuộc gọi điện thoại. Chính điều đó khiến chị luôn cố gắng né tránh việc nói chuyện điện thoại.

Chị cho biết thêm bản thân chỉ thường giao tiếp với mọi người thông qua các ứng dụng nhắn tin.

Sự lo lắng khi phải nói chuyện điện thoại là một dạng rối loạn lo âu xã hội thường được quan sát thấy ở những người trẻ, đặc biệt là những người thuộc thế hệ gen Y và gen Z (tức những người sinh từ năm 1980 đến 2010).

Giáo sư tâm lý học Lim Myung Ho từ Trường đại học Dankook nhận xét trong những năm qua phần lớn những người mắc phải hội chứng này là những người trẻ tuổi.

Cuộc khảo sát trên được thực hiện với sự tham gia của 1.000 người Hàn Quốc, phát hiện ra rằng khoảng 43,6% những người ở độ tuổi 20 và 36,4% những người ở độ tuổi 30 mắc phải hội chứng này.

Trong khi đó, tỉ lệ những người ở độ tuổi 40, 50 sợ nghe điện thoại lại tương đối thấp, lần lượt ở mức 29,2% và 19,6%.

Cuộc khảo sát trên cũng tiết lộ rằng khoảng 60% số người tham gia ở độ tuổi 20 và 30 ưu tiên lựa chọn nhắn tin làm phương thức liên lạc chính của mình.

Sợ bị mắc lỗi...

Về lý do của nỗi sợ điện thoại này, Lee cho biết chị thường lo lắng bản thân sẽ mắc lỗi khi nói chuyện trực tiếp qua điện thoại. “Mặc dù mọi lỗi lầm đều có thể được sửa chữa bằng tin nhắn sau khi cuộc gọi kết thúc nhưng tôi vẫn phải thật cẩn trọng để bản thân không nói ra điều ngốc nghếch hoặc bất lịch sự", chị Lee nói.

Chị Jeon, một nhân viên văn phòng cũng ở độ tuổi 20, cho biết chị cảm thấy không thoải mái khi phải nghe điện thoại vì trong lúc nói chuyện trực tiếp qua các cuộc gọi, chị buộc phải đưa ra câu trả lời nhanh chóng.

“Không giống như tin nhắn văn bản, tôi không có nhiều thời gian để suy nghĩ câu trả lời của mình. Cũng vì thế mà khi gọi điện tôi thường hay nói lắp hoặc nói những câu ngẫu nhiên để lấp đầy sự im lặng trong các cuộc gọi”, Jeon trần tình.

Jeon cho biết kỹ năng nói chuyện của chị đã được cải thiện đáng kể nhờ thường xuyên trò chuyện gọi và nhận điện thoại tại văn phòng. Tuy nhiên, những cuộc gọi mang tính chất công việc này đều đã được soạn sẵn “kịch bản” để có thể giảm bớt nỗi sợ.

Theo giáo sư Lim, nhiều người ở độ tuổi 20 - 30 cảm thấy chật vật khi phải trao đổi trực tiếp và truyền tải cảm xúc trực tiếp qua điện thoại bởi họ đã quen giao tiếp qua tin nhắn hơn.

Bởi khi trao đổi qua điện thoại, mọi người chỉ có thể trò chuyện bằng giọng nói mà không kèm theo ngôn ngữ cơ thể hoặc các biểu hiện trên khuôn mặt.

Không chỉ người trẻ Hàn Quốc sợ nghe điện thoại

Không chỉ giới trẻ Hàn Quốc, Đài CBS News dẫn kết quả một nghiên cứu ở Úc cũng cho thấy khoảng 90% giới trẻ nước này mắc hội chứng sợ nghe điện thoại.

Không những vậy, CBS News dẫn lời các chuyên gia Mỹ cũng cho biết số lượng những cuộc trò chuyện qua điện thoại ngày càng giảm là nguyên nhân khiến thanh thiếu niên trở nên sợ hãi với việc nghe điện thoại.

“Tôi không thích gọi điện thoại cho lắm, tôi chỉ muốn nhắn tin”, James Masler (16 tuổi) ở California, Mỹ nói với CBS News.

Destiny Quezada (23 tuổi) ở New York cũng bày tỏ: “Tôi luôn cảm thấy có chút căng thẳng khi nói chuyện qua điện thoại. Tôi đã mất rất nhiều nỗ lực để có thể nhấc máy và trò chuyện”.

Theo các chuyên gia Mỹ, việc giao tiếp qua điện thoại cũng được xem là một kỹ năng và những người trẻ cần phải luyện tập mỗi ngày.

'Ở với ông bà một thời gian, khi ba má điện thoại, con tôi không muốn nghe máy'

Sau một khoảng thời gian, mặc dù được ông bà rất cưng chiều, thế nhưng cả hai vợ chồng chị H. đều nhận thấy thái độ của con trai thay đổi bất thường. Những lần gọi điện cho con qua điện thoại, con đều không muốn nghe máy và tỏ ra sợ hãi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục, sau đó ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Vòng địa phương Diễn đàn kinh tế tư nhân khu vực miền núi phía Đông Bắc Bộ ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trẻ. Điều nổi cộm khiến doanh nghiệp nhỏ miền núi hụt hơi vì phải chạy theo quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục, sau đó ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar