06/11/2018 11:48 GMT+7

Nói không với xả rác: Nơi nào có biến cấm là có rác?

KHÁNH HƯNG
KHÁNH HƯNG

TTO - Có một hình ảnh rất "ngược đời" mà tôi thường thấy ở nhiều con đường, khu phố là hễ nơi nào có cắm bảng "cấm xả rác" là nơi đó thường tập trung nhiều rác…

Nói không với xả rác: Nơi nào có biến cấm là có rác? - Ảnh 1.

Người dân cứ vứt rác do... quen tay. Có 1 người vứt là những người khác sẽ vứt theo - Ảnh: NHẬT NAM

Hình ảnh đó khiến tôi đặt ra câu hỏi phải chăng nhiều người không biết bảng hiệu kia là "cấm"? Hay nếu biết tại sao họ vẫn thản nhiên làm? Và câu trả lời sau khi tôi quan sát được vì đơn giản đó là chuyện "quen tay". Bên cạnh đó, mặc dù nhiều người biết bảng cấm nhưng vẫn xả rác vì không có ai theo dõi, nhắc nhở hoặc xử phạt.

Từ câu chuyện nhỏ đó tôi thấy dường như việc tuyên tuyền bằng những bảng "cấm xả rác" có vẻ không thành công.

Và để mọi người "nói không với xả rác" tôi nghĩ chúng ta cần làm nhiều việc đi kèm với biển cấm. Và làm liên tục, không theo phong trào, để hướng đến mục đích cuối cùng là thay đổi thói "quen tay" của nhiều người.

Cụ thể:

- Quy trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị quản lý  ở các địa bàn từ đoạn đường đến khu phố đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

- Những nơi có biển cấm xả rác thì nên lắp camera theo dõi để nhắc nhở, xử phạt theo quy định đã có.

- Học tập các quốc gia như Singapore về việc yêu cầu người vi phạm dọn sạch khu vực xả rác, có phương tiện truyền thông đưa tin nhằm đánh vào tâm lý "xấu hổ", nhắc nhở mọi người từ bỏ tật "quen tay".

- Triển khai "app trị bệnh xả rác" trên smartphone để ai cũng có thể phản ánh (có cơ chế thưởng, phạt để khuyến khích nhắc nhở).

- Quán triệt lại câu chuyện xả rác trên tàu hỏa, nên cấm tuyệt đối tình trạng đi tàu hỏa là ném rác qua cửa sổ tạo nên một thói quen từ rất lâu của rất nhiều người.

- Nhắc nhở tài xế xe buýt không cho khách và tiếp viên ném rác ra đường (vì trên xe buýt có biển cấm xả rác nhưng là cấm xả rác trên xe buýt nên nhiều người… vô tư xả rác xuống đường.

- Cần có hệ thống thùng rác nhiều hơn, đặc biệt là các bến xe buýt, nhà chờ.

- Các đơn vị tổ chức sự kiện cần phải đưa nội dung cấm xả rác vào chương trình, vé mời, nhắc nhở trước và sau sự kiện, cam kết xong sự kiện là phải "sạch".

- Cần phát động phong trào thanh niên ở các địa bàn làm sạch không gian sống, có thưởng lẫn phạt.

Còn có rất nhiều việc phải làm để hình thành nên thói quen "nói không với xả rác", tuy nhiên theo tôi cần bắt đầu từ 9 điều nhỏ ở trên, những điều mà chúng ta vẫn thường "hay bàn" trước đã. Thay vì làm theo phong trào một hoặc hai điều, bây giờ chúng ta cùng làm một lúc nhiều điều quen thuộc ấy. Khi mỗi người mỗi nhà mỗi cơ quan đơn vị đều gắn trách nhiệm vào đó thì chuyên "nói không với xả rác" sẽ không còn xa.

Nói không với xả rác: Nơi nào có biến cấm là có rác? - Ảnh 2.
KHÁNH HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Sau khi Tuổi Trẻ Online có bài phản ánh Đường huyết mạch ở Đà Nẵng lồi lõm với "sống trâu", "rãnh cào", nhiều bạn đọc đã có phản hồi.

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công

Thủ tục hoàn công có còn cần thiết không khi công trình đã xây theo mẫu nhà duyệt sẵn, nằm trong quy hoạch rõ ràng và được giám sát từ đầu?

Tranh luận nên bỏ hay giữ thủ tục hoàn công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar