13/03/2018 15:07 GMT+7

Nơi hội ngộ của những cựu binh Trường Sa

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Những ngày này, Công ty Nguyên Tín ở Đà Nẵng lại chộn rộn. Công ty nằm ở vịnh Mân Quang, ngay cửa biển Đà Nẵng, là nơi tụ họp của anh em cựu binh Trường Sa mỗi dịp kỷ niệm ngày 14-3: ngày 64 cán bộ, chiến sĩ bị Trung Quốc sát hại ở Gạc Ma.

Nơi hội ngộ của những cựu binh Trường Sa - Ảnh 1.

Một buổi hội ngộ những cựu binh Gạc Ma năm 2016 tại Đà Nẵng theo ước nguyện của cựu binh Dương Văn Dũng. Nay ông Dũng đã mất - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Giám đốc công ty là cựu binh Trần Văn Tiến, năm nay 47 tuổi. 

Rất trùng hợp là ngày 14-3-1988, Tiến xung phong lên đường nhập ngũ khi mới 17 tuổi, đang còn ngồi trên ghế nhà trường ở quê nhà Thủy Nguyên, Hải Phòng và sau đó được đưa vào Cam Ranh, rồi ra Trường Sa công tác. 

Chính điều này làm ông gắn bó với những gì thuộc về Trường Sa, coi đó là máu thịt đời mình.

Ông Nguyễn Văn Tấn - trưởng Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa 1984-1988 tại Đà Nẵng - cho biết lễ kỷ niệm 14-3 năm nay trùng cả ngày âm lẫn ngày dương (27 tháng giêng và ngày 14-3), nên anh em mỗi người mỗi tay cùng vì một ngày lễ đặc biệt tưởng nhớ đồng đội mình.

Ông Tiến cho biết công ty luôn rộng cửa đón những cựu binh về đây làm việc. Như cựu binh Đinh Văn Sắt sau khi ra quân ở Vùng 3 hải quân đã về đây làm việc suốt 3 năm qua, vị trí là chuyên viên kỹ thuật tàu biển. 

Ông Sắt nói ở đây ông được vừa làm công việc yêu thích, vừa truyền nghề cho các bạn trẻ và cũng là nơi để những anh em cựu binh lui tới, chuyện trò với nhau cho khuây khỏa.

Hay anh Nguyễn Đình Hiệp - bộ đội xuất ngũ - cũng được cho vào TP.HCM học nâng cao tay nghề. Từ năm 2016, ông Tiến mở lớp đào tạo thuyền máy trưởng và học viên là quân nhân xuất ngũ đều "có chế độ riêng".

Nơi hội ngộ của những cựu binh Trường Sa - Ảnh 2.

Ông Trần Văn Tiến đã gắn bó cuộc đời mình với biển cả và những con tàu - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Cựu binh Trần Văn Tiến là người khá đặc biệt, bởi ông là người trẻ nhất xung phong ra Trường Sa năm 1988. Ông nói hình ảnh người lính hải quân đã rất quen thuộc với tuổi trẻ Hải Phòng lúc ấy. 

"Chỉ cần nhìn thấy người lính là tụi mình lại mơ ước một lần được khoác lên mình tấm áo ấy" - ông Tiến nhớ lại.

Ông Tiến nhập ngũ ngày 18-3-1988 và được phân về E83 công binh Quân chủng hải quân tại Đà Nẵng, làm lính thông tin liên lạc chiến dịch CQ88. Trước sự cấp bách của sự kiện 14-3, Tiến cùng đồng đội được huấn luyện ít ngày rồi lên đường vào Cam Ranh để phục vụ. 

"Ngày đến Cam Ranh, những đoàn nhà báo quốc tế vẫn đang còn thu thập thông tin về sự kiện thảm khốc đó. Trên bến cảng, thân nhân liệt sĩ vẫn đang mong ngóng tin tức con cái mình. Đau xót vô cùng vì các anh hi sinh cũng hơn tôi chỉ độ 1-2 tuổi đời" - ông Tiến nhớ lại.

Sau 3 năm tại ngũ, Tiến trở về quê hương Hải Phòng, đăng ký học hàng hải rồi bắt đầu lênh đênh trên những chuyến tàu viễn dương. Năm 1992, Tiến lại khăn gói vào thành phố biển Đà Nẵng bởi một lý do đơn giản: đây là nơi ông được tôi luyện từ thuở ban đầu. 

Ông xin làm thuê từ đóng tàu đến sửa chữa tàu, để những con tàu vượt sóng ra khơi.

Khi dành dụm được chút đỉnh và hiểu rành nghề, Trần Văn Tiến lập công ty làm về dịch vụ hàng hải. Để rồi giờ đây, cứ mỗi ngày 14-3, đây lại là nơi đi về của những người lính Trường Sa nặng lòng với đồng đội, với Tổ quốc.

10 chiến sĩ lên đường, 9 người nằm lại

Ông Nguyễn Văn Tấn - trưởng Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa 1984-1988 tại Đà Nẵng - cho biết theo kế hoạch của ban liên lạc, ngày 13-3 tại Công ty Nguyên Tín diễn ra lễ cầu siêu cho 64 liệt sĩ; ngày 14-3 tại đây sẽ diễn ra lễ kỷ niệm và giao lưu họp mặt bộ đội Trường Sa.

Dự kiến có gần 200 cựu binh của đơn vị E83, của Vùng 3 hải quân tề tựu về đây.

Ông Tấn cho biết khi xảy ra trận thảm sát Gạc Ma, Đà Nẵng có 10 chiến sĩ tuổi 18-20 thì hi sinh 9 người, 1 người là anh Dương Văn Dũng bị Trung Quốc bắt làm tù binh và phải hai năm sau mới thả.

Nhưng rồi tháng 2-2017, cựu binh Dương Văn Dũng cũng ra đi sau khi mắc bệnh ung thư.

ĐOÀN CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar