04/12/2015 17:34 GMT+7

Nội chiến Syria trở thành xung đột toàn cầu như thế nào?

HẢI YẾN (Đồ họa: Washington Post)
HẢI YẾN (Đồ họa: Washington Post)

TTO - Khởi phát từ các cuộc biểu tình chống đối chính phủ, mâu thuẫn giữa chính quyền đương nhiệm Syria với người dân nhanh chóng bùng phát thành nội chiến và ngày nay đã trở thành một cuộc xung đột quốc tế.

Quá trình trên đã diễn ra như thế nào?

Năm 2011:

Căng thẳng bắt đầu dâng lên giữa những người biểu tình và chế độ Bashar-al-Assad. Vào tháng 7, tổ chức chống chính quyền Assad chính thức được thành lập từ các quân nhân đào ngũ ở quân đội Syria mang tên Quân đội Syria Tự do (FSA).

Trong khi đó, dân tộc Kurd ở miền bắc Syria cũng hình hành một đơn vị quốc phòng riêng biệt để chống đối chính phủ.

Các phe phái manh nha hình thành ở Syria năm 2011 

Năm 2012:

Các cuộc xung đột vũ trang đầu tiên nổ ra giữa những người ủng hộ chính phủ, FSA và Mặt trận Al-Nursa (một nhánh của al-Qaeda ở Syria) vừa được thành lập.

Lực lượng người Kurd bắt đầu tham gia vào cuộc xung đột với FSA, tuy nhiên tránh tham chiến trực tiếp với chính quyền Assad.

Tình hình càng trở nên phức tạp khi các thế lực ngoại quốc bắt đầu can thiệp bằng cách hỗ trợ các nhóm khác nhau.

Trong khi Iran và Hezbollah ủng hộ chính quyền Assad, thì Mỹ lại hỗ trợ lực lượng FSA.

Các thế lực bên ngoài bắt đầu can thiệp vào nội bộ Syria 

Năm 2013:

Lấy cớ chính quyền Assad sử dụng vũ khí hoá học đàn áp nhân dân, Mỹ đe doạ sẽ can thiệp quân sự tại đây.

Dưới áp lực từ Nga, chính phủ Assad ngưng sử dụng vũ khí hoá học để ngăn chặn sự can thiệp quân sự trực tiếp từ Mỹ.

Vào thời điểm này, Hezbollah và quân đội Iran bắt đầu tham gia cuộc chiến. Tổ chức khủng bố Quốc gia Hồi giáo tự xưng (IS) cũng bắt đầu nhúng tay vào Syria.

Tình hình hỗn loạn tại Syria năm 2013 

Ngay sau khi IS đổ bộ vào Syria từ Iraq năm 2013, tổ chức này bắt đầu kết nạp các thành viên từ chiến binh đào ngũ trong lực lượng nổi dậy chống Assad.

Sau khi kiểm soát một khu vực rộng lớn cả ở lãnh thổ Syria và Iraq, IS tuyên bố thiết lập một nhà nước Hồi giáo Caliphate vào năm 2014.

Sự hình thành IS ở Syria 

Năm 2014:

Mỹ cùng các quốc gia vùng Vịnh bắt đầu thiết lập liên quân để không kích IS.

Dưới sự hỗ trợ của không quân từ liên minh do Mỹ đứng đầu và lực lượng người Kurd ở Iraq, lực lượng người Kurd tại Syria nhanh chóng ngăn chặn cuộc tấn công của IS tại Kobane sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào thời điểm này, lực lượng người Kurd tại Syria tiếp tục liên minh với các nhóm FSA để chiến đấu chống lại IS.

IS trở thành mục tiêu tấn công của các bên tham chiến tại Syria 

Năm 2015:

Đầu năm 2015, lực lượng FSA giành được ưu thế đáng kể so với chính phủ Syria.

Vào tháng 9, đồng minh lâu năm của Syria là Nga tuyên bố tiến hành chiến dịch không kích để chống lại IS. Tuy nhiên, hành động này của Nga bị phía Mỹ cáo buộc là nhằm che đậy cho việc không kích các lực lượng đối lập chính quyền Assad.

Tháng 11-2015, Pháp không kích các mục tiêu IS ở Syria sau cuộc tắm máu Paris làm 130 người chết.

Nga, Pháp tham gia vào cuộc xung đột ở Syria

Sau tất cả những diễn biến trên, hiện tại cục diện ở Syria đang hết sức rối rắm. Lực lượng Assad vẫn đang kiểm soát phần lãnh thổ phía tây đất nước, trong đó có thủ đô Damascus.

Trong khi đó, các nhóm phiến quân chống chính phủ lại đang cố thủ tại miền bắc và miền nam Syria.

Lực lượng người Kurd thì trấn giữ phần lớn lãnh thổ của họ dọc biên giới phía bắc với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổ chức khủng bố IS thì thiết lập chế độ cực đoan dọc sông Euphrates, cho phép chúng linh hoạt tham chiến cả ở Iraq và Syria.

HẢI YẾN (Đồ họa: Washington Post)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Ông Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi 4 vùng phía đông Ukraine mà Nga sáp nhập, đề nghị được nêu quan điểm về bản ghi nhớ hòa bình với Nga, đồng thời tuyên bố EU sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine

Ông Trump nói Nga và Ukraine sẽ bắt đầu đàm phán ngừng bắn "ngay lập tức"; Ông Putin khẳng định Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine.

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine

Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin bắt đầu trễ hơn dự kiến, ngay sau khi nhà lãnh đạo Mỹ kết thúc cuộc gọi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ông Trump gọi ông Zelensky trước, điện đàm với ông Putin sau

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Trump đã chuyển thư mời Giáo hoàng Leo XIV thăm Mỹ, cũng là nơi ông được sinh ra. Tuy nhiên, chuyến thăm có thể sẽ khó diễn ra sớm.

Ông Trump mời Giáo hoàng Leo XIV về thăm quê

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư

Trong thông điệp đầu tiên sau khi được chẩn đoán mắc ung thư, ông Biden đã gửi lời cảm ơn đến những người ủng hộ và quan tâm mình, cho rằng đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp phải.

Ông Biden trải lòng sau khi mắc ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar