17/11/2017 05:00 GMT+7

Nồi cháo sáng của thầy trò vùng cao biên giới

HÀ ĐỒNG
HÀ ĐỒNG

TTO - Nhiều năm nay, thầy cô giáo Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Trung Thượng, huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) nấu cháo cho học trò ăn sáng đều đặn.

Nồi cháo sáng của thầy trò vùng cao biên giới - Ảnh 1.

Các em học sinh ở Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn ăn cháo buổi sáng do các thầy cô nấu - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Các thầy cô giáo ở đây cho biết trong quy định về việc nấu ăn cho học sinh ở bán trú tại trường thì bộ phận nhà bếp chỉ phục vụ các em hai bữa chính trong ngày, kinh phí và gạo từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Còn bữa ăn sáng, phụ huynh cho con tiền để các em chủ động thích ăn gì thì mua.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu, các thầy cô thấy nhiều em không mua đồ ăn sáng, chịu nhịn đói, mà sử dụng tiền bố mẹ cho ăn sáng không đúng mục đích.

Do vậy, ban giám hiệu nhà trường đã bàn với phụ huynh học sinh thống nhất để các thầy cô giáo nấu cháo cho học sinh ở bán trú ăn bữa sáng.

Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Trung Thượng, cho biết: "Mỗi suất ăn bữa sáng của các em phụ huynh chỉ phải đóng 1.500 đồng để mua thực phẩm; có hôm các em ăn cháo xương heo, hôm ăn cháo trứng gà đổi bữa.

Toàn bộ tiền mua củi, công nấu cháo phục vụ 66 em học sinh đang ở khu bán trú của trường đều do các thầy cô giáo tình nguyện đóng góp, tham gia.

Mỗi buổi tối, nhà trường cử hai giáo viên đến trường vừa nấu cháo, vừa quản lý học sinh ở bán trú học bài ban đêm; sáng mai tổ chức cho các em tập thể dục, dọn vệ sinh quanh khuôn viên của trường, ăn sáng rồi lên lớp học."

Trao đổi với chúng tôi, các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Trung Thượng tâm sự: "Gần ba năm nay, nồi cháo mà các thầy cô giáo nấu từ đêm hôm trước, rồi ủ nóng bên bếp than đã làm ấm lòng học trò. 

Ngoài việc truyền dạy kiến thức cho các em trên lớp học, các thầy cô giáo của trường còn dành nhiều thời gian chăm sóc các em từng bữa ăn, giấc ngủ tại khu bán trú như những người thân trong gia đình".

Nồi cháo sáng của thầy trò vùng cao biên giới - Ảnh 2.

Thầy giáo chuẩn bị thực phẩm để nấu cháo bữa sáng cho học sinh - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Nồi cháo sáng của thầy trò vùng cao biên giới - Ảnh 3.

Tiền mua củi nấu cháo do các thầy cô giáo tình nguyện đóng góp - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Nồi cháo sáng của thầy trò vùng cao biên giới - Ảnh 4.

Nồi cháo nghĩa tình của thầy cô đã được duy trì 3 năm nay - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Nồi cháo sáng của thầy trò vùng cao biên giới - Ảnh 5.

Học trò vùng cao ấm lòng với sự săn sóc của thầy cô - Ảnh: HÀ ĐỒNG

HÀ ĐỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường mở cửa đón học sinh trong hè

Với thông tư 29 về dạy thêm học thêm, nhà trường không thể tổ chức dạy các môn học văn hóa trong thời gian hè cho học sinh. Thay vào đó, nhiều trường đã lên kế hoạch hè bằng các hình thức hoạt động câu lạc bộ đa dạng, phong phú.

Trường mở cửa đón học sinh trong hè

ĐH Duy Tân đào tạo từ 4-7 tín chỉ AI và khởi nghiệp cho sinh viên

Đại học (ĐH) Duy Tân giảng dạy và huấn luyện bắt buộc các kỹ năng trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) và kiến thức Khởi nghiệp cho tất cả các sinh viên bậc đại học kể từ khóa mới K-31 (năm học 2025-2026).

ĐH Duy Tân đào tạo từ 4-7 tín chỉ AI và khởi nghiệp cho sinh viên

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar