25/12/2024 10:15 GMT+7

Nội các thứ 4 của Pháp trong năm: Sẽ lại bỏ phiếu bất tín nhiệm?

Chỉ trong năm 2024, nước Pháp đã bổ nhiệm thủ tướng mới tới 4 lần. Hôm 13-12, tổng thống Pháp đã bổ nhiệm ông François Bayrou làm thủ tướng mới thứ 4 sau khi ông Michel Barnier bị phế truất trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào hôm 4-12.

Nội các thứ 4 của Pháp trong năm: Sẽ lại bỏ phiếu bất tín nhiệm? - Ảnh 1.

Thủ tướng Pháp François Bayrou trả lời câu hỏi trong phiên họp tại Quốc hội Pháp ở Paris vào ngày 17-12 - Ảnh: REUTERS

Trong bối cảnh Quốc hội Pháp chia rẽ sâu sắc, không liên minh nào chiếm đa số, Thủ tướng Bayrou có nguy cơ sớm đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Thách thức lớn nhất của ông là thành lập một chính phủ đủ ổn định để tránh bị phe đối lập lật đổ. 

Tuy nhiên nhiệm vụ này gặp nhiều khó khăn khi danh sách thành phần nội các mới do ông Bayrou công bố ngày 23-12 lại bao gồm các bộ trưởng chủ yếu xuất phát từ một liên minh hẹp, trong đó có các nghị sĩ bảo thủ cánh hữu từ nội các trước và nhóm ủng hộ Tổng thống Macron.

"Chúng tôi rất thất vọng"

Ông François Bayrou, một người theo chủ nghĩa trung dung, đã hứa về một "chính phủ vì lợi ích quốc gia" với thành phần đa dạng, ngoại trừ đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen và đảng cực tả France Unbowed (LFI). 

Sau khi thông báo thành phần nội các mới, Thủ tướng Bayrou đã bày tỏ lòng tự hào, mô tả đây là "một tập thể có kinh nghiệm để hòa giải và khôi phục lòng tin với tất cả người dân Pháp" trong một bài đăng trên tài khoản X (Twitter) của mình.

Có thể thấy một sự pha trộn giữa cũ và mới trong chính phủ của ông Bayrou, bao gồm một số gương mặt quen thuộc: cựu bộ trưởng nội vụ Gérald Darmanin đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp; cựu thủ tướng Elisabeth Borne, một nhà kỹ trị, trở lại chính phủ với tư cách là bộ trưởng giáo dục, trong khi một cựu thủ tướng khác, ông Manuel Valls - người từng phục vụ dưới thời tổng thống cánh tả François Hollande, đã được bổ nhiệm làm bộ trưởng các lãnh thổ hải ngoại. 

Ông Jean-Noël Barrot sẽ vẫn là bộ trưởng ngoại giao, trong khi nhân vật cánh hữu Bruno Retailleau đã được bổ nhiệm lại làm bộ trưởng nội vụ. Ông Éric Lombard sẽ đứng đầu Bộ Kinh tế, trong khi ông Sébatien Lecornu vẫn ở lại Bộ Quốc phòng và bà Rachida Dati làm bộ trưởng văn hóa.

Tuy nhiên nội các của ông Bayrou vẫn bị phe đối lập coi là nghiêng về phe bảo thủ cánh hữu, và không khác nhiều với chính phủ tiền nhiệm Barnier trước đó. Đảng cực tả France Unbowed đã tuyên bố sẽ sớm đưa ra yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại chính phủ của ông Bayrou ở quốc hội, mặc dù bà Marine Tondelier, người đứng đầu Đảng Xanh và là trụ cột trong liên minh cánh tả rộng lớn, cho biết đảng của bà sẽ chờ xem có sự khác biệt nào trong chính sách giữa ông Bayrou và người tiền nhiệm Barnier hay không.

Đảng Xã hội cánh tả đối lập đã lên tiếng chỉ trích chính phủ mới, gọi đây là một chính phủ bảo thủ. Ông Olivier Faure, lãnh đạo Đảng Xã hội, tuyên bố: "Chúng tôi rất thất vọng vì những gì đang được đề xuất quá nghèo nàn. Thủ tướng cần phải thức tỉnh và hiểu những gì đang diễn ra". 

Dù khẳng định không tìm thấy lý do để không chỉ trích chính phủ bằng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, ông Faure cho biết Đảng Xã hội sẽ không lật đổ chính phủ miễn là Thủ tướng Bayrou không sử dụng điều khoản hiến pháp để thông qua luật mà không cần sự phê chuẩn của quốc hội.

Thách thức lớn với ông Bayrou

Một trong những thử thách đầu tiên với chính phủ của ông Bayrou là lập dự luật ngân sách năm 2025 và giảm thâm hụt ngân sách của Pháp, dự kiến tương đương 6% GDP vào cuối năm, cao hơn nhiều so với mức thâm hụt 3% GDP mà Liên minh châu Âu yêu cầu các quốc gia thành viên phải tuân thủ.

Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tối 19-12, Thủ tướng Bayrou cho biết ông dự kiến trình dự thảo ngân sách năm 2025 vào giữa tháng 2 và nói thêm ông sẽ tiến hành "cuộc đối thoại rộng rãi nhất có thể" trước đó. Ông cũng hứa sẽ không sử dụng điều khoản hiến pháp 49.3 để thông qua luật mà không có thảo luận tại quốc hội, trừ khi ông "hoàn toàn bị chặn".

Ông Bayrou cũng cho biết ông không ủng hộ việc đánh thuế mới đối với các doanh nghiệp nhưng hiểu rằng thâm hụt ngân sách đang gia tăng của đất nước phải được giải quyết bằng cắt giảm chi tiêu - điều mà các đảng cánh tả trong Quốc hội Pháp phản đối. 

Điều dễ thở trước mắt với tân Thủ tướng Bayrou là Quốc hội Pháp tạm nghỉ từ ngày 20-12-2024 đến 14-1-2025. Do đó cuộc chiến về ngân sách dự kiến không bắt đầu cho đến năm mới.

Mặc dù ông Bayrou tuyên bố về một chính phủ đa dạng nhưng nội các của ông cũng phải đối diện với sự bất ổn và không chắc chắn của chính trị Pháp hiện nay. Cuộc bầu cử quốc hội sớm vào đầu tháng 7 vừa qua đã dẫn đến sự chia rẽ giữa ba khối chính trị lớn: liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới, các đồng minh trung dung của Tổng thống Macron và Đảng RN cực hữu. Không bên nào giành được đa số ghế tuyệt đối.

Để có thể tồn tại lâu hơn ông Barnier, tân Thủ tướng Bayrou cần nhiều sự khéo léo để dung hòa được lợi ích của các đảng phái chính trị khác nhau vốn đang mâu thuẫn sâu sắc. Tình trạng bế tắc chính trị kéo dài có thể làm trầm trọng thêm những thách thức về kinh tế, tài chính và tác động đến sự ổn định của thị trường nước Pháp.

Tân Thủ tướng Pháp Bayrou và bài toán hòa giải

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn khi nhậm chức, đặc biệt là việc thông qua ngân sách năm 2025 trong một quốc hội bị chia rẽ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar