05/10/2017 13:40 GMT+7

Nobel văn chương 2017: chắc chắn không phải Bob Dylan, vậy là ai?

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Mùa Nobel năm nay, câu hỏi “muôn năm cũ” lại được đặt ra: Ai sẽ là chủ nhân mới? Trang New Republic “khẳng định” chắc nịch: Người đó chắc chắn không phải là Bob Dylan!

Nobel văn chương 2017: chắc chắn không phải Bob Dylan, vậy là ai? - Ảnh 1.

Haruki Murakami, Ngugi Wa Thiong’o, Margaret Atwood , Ko Un, Amos Oz, Claudio Magris hay Javier Marias sẽ được giải Nobel văn chương 2017 gọi tên?

Nobel văn chương 2017 sẽ được công bố ngày 5-10 giờ Thụy Điển.

Theo báo Guardian (Anh), năm nay có 350 đề cử do các chuyên gia văn chương và các cựu chủ nhân Nobel văn chương trên toàn thế giới giới thiệu.

Dường như mùa Nobel nào người ta cũng gặp lại các tên tuổi ứng cử viên đã cũ, và cũng đã rất nhiều lần dư luận "té ngửa" với một cái tên được tôn vinh ở hạng mục Nobel văn chương. Giải thưởng này luôn phải chịu cảnh "làm dâu trăm họ" nặng nề nhất.

Theo Hãng tin AFP, trong 20 năm qua, hai giải thưởng Nobel văn chương gây tranh cãi nhiều nhất là hai giải đã trao cho nhà viết kịch kiêm diễn viên người Ý Dario Fo năm 1997 và nhạc sĩ, ca sĩ người Mỹ Bob Dylan năm 2016.

Năm nay, sàn cá cược Ladbrokes đang nghiêng về hai cái tên được dự đoán khả năng chiến thắng Nobel văn chương cao nhất là tiểu thuyết gia, nhà viết kịch người Kenya 

Đây cũng là hai nhà văn gần như có mặt lâu nhất và thường xuyên thuộc nhóm dẫn đầu danh sách các ứng cử viên Nobel văn chương hằng năm.

Kỳ vọng về Nobel năm nay cho nhà văn người Kenya không phải không có cơ sở, khi đã khá lâu rồi châu Phi chưa có một đại diện được tôn vinh ở hạng mục giải thưởng danh giá này. 

Sự thống lĩnh của các nhà văn phương Tây trong hạng mục Nobel văn chương là điều rất rõ. 

Suốt các năm 1901-1985, chỉ có 8 nhà văn đoạt Nobel đến từ các quốc gia ngoài Mỹ và châu Âu. 

Nhà văn da đen gần đây nhất đoạt Nobel là tiểu thuyết gia người Mỹ Toni Morrison năm 1993, còn nhà văn da đen gần đây nhất đoạt Nobel đến từ châu Phi là ông Wole Soyinka năm 1986.

Hai tên tuổi nữa nằm trong bốn vị trí đầu tiên của sàn Ladbrokes còn là nữ tiểu thuyết gia người Canada Margaret Atwood - tác giả của Tay sát thủ mù, Chuyện người tùy nữ (đã in ở VN) - ở vị trí thứ ba và nhà thơ Ko Un người Hàn Quốc ở vị trí thứ tư. 

Tuy nhiên, giới truyền thông cho rằng khả năng bà Margaret Atwood thắng Nobel là ít vì chỉ mới bốn năm trước, nữ nhà văn Alice Munro của Canada đã nhận được vinh dự này. 

Cũng như thế, giới quan sát cho rằng Nobel văn chương năm nay khó có khả năng tiếp tục rơi vào tay một nhà văn Mỹ sau khi Bob Dylan "lên ngôi" năm ngoái, do đó những cái tên đình đám như Philip Roth có thể sẽ lại lỡ hẹn.

Ngoài ra, những tên tuổi khác đáng chú ý còn có ông Amos Oz - tiểu thuyết gia người Israel. 

Nếu dùng tư duy chính trị để đoán định, giải thưởng Nobel năm nay nhiều khả năng rơi vào tay tác giả đã có 14 đầu sách này. 

Đây là nhà văn có quan điểm ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho vấn đề xung đột giữa Israel và Palestine. 

Cùng với đó là ông Claudio Magris (nhà văn, dịch giả kiêm học giả người Ý) và Javier Marias ("cậu bé vàng" của Tây Ban Nha, tiểu thuyết gia kiêm dịch giả với những tác phẩm đã được chuyển ngữ ra 42 thứ tiếng trên thế giới).

Nobel văn chương 2017: chắc chắn không phải Bob Dylan, vậy là ai? - Ảnh 4.

Margaret Atwood - nhà văn nữ có mặt trong những cái tên được dự đoán có khả năng đoạt giải Nobel. Kể từ năm 1901 đến nay, trong 113 nhà văn đoạt giải Nobel chỉ có 14 phụ nữ

Những tác giả được ghi nhớ

Trong 20 năm qua, những chủ nhân Nobel văn chương nào vẫn còn được độc giả nhớ tới?

Con số đó không nhiều.

Có thể kể nhanh ra đây là các nhà văn Mỹ William Faulkner (1949), Ernest Hemingway (1954) và John Steinbeck (1962); hai nhà văn Pháp là Andre Gide (1947) và Albert Camus (1957) cùng các tên tuổi khác như Rabindranath Tagore (1913), Cao Hành Kiện (2000), Orhan Pamuk (2006), Rudyard Kipling (1907), Samuel Beckett (1969) và Gabriel Garcia Marquez (1982).

Trong khi nhiều nhà văn dù đoạt giải Nobel nhưng đã "chìm nghỉm" sau đó như Halldor Laxness (1955), Erik Axel Karlfeldt (1931), Odysseus Elytis (1979) và Jaroslav Seifert (1984), thì lại cũng có rất nhiều nhà văn chưa từng đoạt Nobel mà độc giả "mãi không chịu quên họ".

Đó là những tên tuổi như Joseph Conrad, James Joyce, Marcel Proust, Paul Valery, Henry James và Virginia Woolf.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar