06/07/2016 20:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nobel Văn chương 2015 bản tiếng Việt: Sự phi nhân của chiến tranh

NHO QUÂN
NHO QUÂN

TTO - Sách “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” - giải Nobel Văn chương 2015 - vừa được phát hành tại Việt Nam tố cáo tội ác chiến tranh qua góc nhìn từ những người phụ nữ.

Sách Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là câu chuyện của nhiều phụ nữ từng tham gia chiến tranh. Trong nhiều năm, tác giả Svetlana Alexievich phỏng vấn hàng trăm phụ nữ từng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đó là chất liệu để bà viết nên cuốn sách.

Nhưng nếu tác phẩm chỉ là tập hợp những lời kể, thì hẳn tác giả Svetlana Alexievich không giành giải Nobel văn chương năm 2015.

Trên thế giới có rất nhiều sách viết về chiến tranh, với đủ thể loại hư cấu, phi hư cấu. Tuy nhiên, Svetlana viết một cuốn sách về chiến tranh hoàn toàn khác biệt.

Bằng cái nhìn sắc sảo, tư duy tổng hợp của một nhà báo, tác giả người Belarus dựng nên một khuôn mặt của chiến tranh qua góc nhìn nữ giới.

Câu chuyện mà những nữ cựu binh kể lại không phải là lịch sử cuộc chiến với bao nhiêu quân, bao nhiêu vũ khí, những chiến công hay người anh hùng. Khi chiến tranh nổ ra, những cô gái tuổi mười tám, đôi mươi được động viên hoặc xung phong nhập ngũ. Họ muốn tham gia vào cuộc chiến vệ quốc, và không hình dung được chiến trường khốc liệt ra sao.

Chiến tranh với nam giới là gian khổ, thì sự hi sinh ở phụ nữ lớn gấp bội phần. Họ hi sinh mái tóc dài ngay ở phòng tuyển quân. Họ mặc những bộ quân phục vốn chỉ may cho nam giới, họ đi những đôi giầy của nam giới, đeo cây súng cao hơn thân mình.

Khó khăn, thiếu thốn, những người phụ nữ chân yếu tay mềm đều vượt qua. Họ trở thành xạ thủ bắn tỉa triệt hạ địch.

Họ thành phi công chỉ sau ba tháng luyện tập. Họ thành chiến sĩ cáng thương lao vào trận địa cứu thương binh. Họ thành trắc thủ pháo phòng không, thành lính lái xe tăng… Gần một triệu phụ nữ phục vụ trong các binh chủng khác nhau của cuộc chiến vệ quốc vĩ đại.

Tác giả Svetlana Alexievich - Ảnh: dw.com

Những người phụ nữ tham gia chiến tranh không chỉ hy sinh sức khỏe, thanh xuân… mà họ còn hi sinh cả tính nữ. Bởi thế mà có nữ xạ thủ cự phách, hạ hàng loạt địch, cuối cùng hy sinh chỉ vì cô quá mê chiếc khăn đỏ, bất chấp việc dễ bị phát hiện, cô vẫn đội chiếc khăn màu đỏ trên đầu.

Có nhiều cô không còn kinh nguyệt trong những tháng tại ngũ. Ngay cả khi đi qua cuộc chiến, những người phụ nữ trở về trong tâm thế chiến thắng, thì những tổn thương về thể xác lẫn những biến dạng về tâm hồn đều khiến họ sống cuộc đời còn lại trong chật vật.

Trong gần 500 trang sách, mỗi câu chuyện của nhân vật mà Svetlana đưa vào đều có sức lay động. Những câu chuyện kể về nỗi thống khổ của con người trong chiến tranh không hiếm, thậm chí còn có nhiều chi tiết khiến người đọc rung rợn: cảnh mùa xuân tới, băng trên sông tan để lộ ra những xác người; chuyện một nữ điện báo viên đang bị địch bao vây, buộc phải tự dìm đứa con mình đang địu xuống nước…

Tác giả tố cáo tội ác tột cùng của chiến tranh, ấy chính là sự phi nhân của nó. Trong chiến tranh, mọi thứ đều bị triệt tiêu, con người trở thành công cụ của chiến tranh. Chiến tranh với phụ nữ trước hết là cuộc giết người.

Sự phi nhân của chiến tranh thể hiện rõ nhất trong những đoạn nói về người phụ nữ đối mặt với giết chóc, hoặc chính họ phải giết người. Người phụ nữ ban sự sống, tạo ra sự sống, nên họ cảm nhận giết người là điều không thể tha thứ.

Sách Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ được viết năm 1983, xuất bản tại Nga năm 1985. Năm 1987, nhà văn Nguyên Ngọc dịch tác phẩm và xuất bản ở Việt Nam. Sau này, chính Svetlana viết lại cuốn sách, đưa vào những phần trước đây bà tự cắt gọt.

Năm 2015, Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải thưởng Nobel Văn chương cho Svetlana Alexievich. Nữ nhà báo cùng cuốn Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ trở thành một “ca” lạ của giải Nobel Văn chương, bởi tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu.

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Ấn bản tiếng Việt do Tao Đàn và Nhà xuất bản Hà Nội phát hành mới đây là bản dịch cập nhật của Nguyên Ngọc dựa trên cuốn sách viết lại của Svetlana.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar