20/08/2023 21:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nỗ lực thám hiểm Mặt trăng thất bại, sức mạnh vũ trụ của Nga gặp thách thức

Nỗ lực thám hiểm Mặt trăng đầu tiên của Nga sau gần nửa thế kỷ đã thất bại khi tàu vũ trụ Luna-25 mất kiểm soát và đâm thẳng vào Mặt trăng.

Tên lửa Soyuz 2.1 mang theo tàu thám hiểm Mặt trăng Luna-25 đã khởi hành từ sân bay vũ trụ Vostochny, Nga, ngày 11-8 - Ảnh: REUTERS

Tên lửa Soyuz 2.1 mang theo tàu thám hiểm Mặt trăng Luna-25 đã khởi hành từ sân bay vũ trụ Vostochny, Nga, ngày 11-8 - Ảnh: REUTERS

Đây là sứ mệnh Mặt trăng đầu tiên của Nga kể từ khi tàu Luna-24 của Liên Xô đem các mẫu thí nghiệm trở về từ Mặt trăng vào năm 1976.

Một tên lửa Soyuz 2.1 mang theo tàu Luna-25 đã khởi hành từ sân bay vũ trụ Vostochny, cách Matxcơva 5.550km về phía đông. Tên lửa được phóng lên lúc 2h11 sáng 11-8 theo giờ Matxcơva.

Tàu Luna-25 đã được đẩy ra khỏi quỹ đạo Trái đất về phía Mặt trăng hơn một giờ sau đó. Nó đi vào quỹ đạo của Mặt trăng vào ngày 16-8 và dự định hạ cánh trong ngày 21-8.

Luna-25 thất bại như thế nào?

Theo Hãng tin Reuters, Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) cho biết một "tình huống bất thường" đã xảy ra khi bộ phận điều khiển cố gắng di chuyển con tàu vào quỹ đạo Mặt trăng, trước khi hạ cánh vào lúc 18h10 ngày 19-8, theo giờ Việt Nam.

Bộ phận điều khiển đã mất liên lạc với tàu lúc 18h57 cùng ngày.

"Thiết bị di chuyển vào một quỹ đạo nằm ngoài dự đoán và không còn tồn tại do va chạm với bề mặt Mặt trăng", Roscosmos tuyên bố.

Cơ quan trên cũng cho biết một ủy ban đặc biệt đang xem xét lý do tại sao nỗ lực này thất bại.

Thất bại thể hiện ý nghĩa gì?

Giới quan sát đánh giá thất bại lần này cho thấy sức mạnh vũ trụ của Nga đã suy giảm rõ rệt kể từ thời kỳ huy hoàng của cuộc cạnh tranh trong Chiến tranh Lạnh.

Vào năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất (Sputnik 1). Sau đó, nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên du hành vào vũ trụ năm 1961.

Kể từ Luna-24 vào năm 1976, Nga đã không còn tiếp tục các nỗ lực thám hiểm Mặt trăng của mình.

Theo các quan chức vũ trụ Nga, Luna-25 được cho là sẽ thực hiện một cuộc hạ cánh mềm xuống cực nam của Mặt trăng vào ngày 21-8.

Thất bại cũng nhấn mạnh áp lực đối với nền kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD của Nga. Nga cho đến nay vẫn phải chịu đựng các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất từng được phương Tây áp đặt.

Phương Tây cho rằng các biện pháp trừng phạt đã làm suy yếu nền kinh tế Nga, đặc biệt là các bộ phận công nghệ cao thường phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế Nga đang thể hiện sức mạnh vượt trội.

Trong ba thập niên qua, Nga đã xem xét nhiều sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng nhưng bị trì hoãn hoặc gác lại do sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, cũng như những bất ổn kinh tế và chính trị sau đó.

Thất bại của sứ mệnh Fobos-Grunt năm 2011 tới một trong những Mặt trăng của sao Hỏa đã nhấn mạnh những thách thức mà chương trình vũ trụ của Nga phải đối mặt. Tàu Fobos-Grunt thậm chí không thể thoát khỏi quỹ đạo Trái đất và rơi trở lại, đâm sầm xuống Thái Bình Dương vào năm 2012.

Vào đầu những năm 2010, Nga đã quyết định thực hiện sứ mệnh Luna-25 tới cực nam của Mặt trăng.

Nga sơ tán cả làng để phóng tàu đổ bộ Mặt trăng

Nga sẽ sơ tán ngôi làng ở vùng Viễn Đông vào ngày 11-8 để phóng tàu đổ bộ Mặt trăng của nước này lần đầu tiên trong nửa thế kỷ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar