16/07/2013 07:10 GMT+7

Nợ Lao Mưng một ngày trở lại

NGUYỄN LÊ CÁT TƯỜNG
NGUYỄN LÊ CÁT TƯỜNG

TT - 5g chiều 17-7-2010, trong buổi chiều xuống nhanh ở Sài Gòn, đoàn xe đưa 100 chiến sĩ Mùa hè xanh 2010 Trường đại học Kiến trúc TP.HCM lên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chúng tôi bắt đầu chiến dịch!

Phóng to
Chúng tôi đã xây dựng cho Lao Mưng một ngôi trường nhỏ và một con đập nước - Ảnh: N.L.C.T.

Vượt hơn 800 cây số đường trường và gần 50 cây số đường núi, tôi cùng 12 đồng đội đến với núi rừng làng Lao Mưng (thuộc xã Đăk Blô, huyện Đăk Glêi, tỉnh Kon Tum). Cả nhóm được chở trên chiếc xe ben chở cát. Mùa mưa đã bắt đầu, con đường vào làng ngoằn ngoèo, lầy lội, trơn trượt và hiểm trở càng trở nên nguy hiểm hơn ngày thường. Có đoạn cây cối ngã chắn ngang đường phải dừng xe lại dọn đường mới có thể đi tiếp.

Tuy đường đi hiểm trở là thế nhưng cảnh vật hai bên đường thật sự rất đẹp và ấn tượng với những dốc núi hùng vĩ, những rừng thông bạt ngàn trải dài, những con đường bao phủ đất đỏ bazan tươi mát. Không khí ở đây vô cùng thoáng đãng, mát mẻ và trong lành với tiếng chim véo von. Trái tim cô gái Sài thành lần đầu đến với núi rừng thiên nhiên hùng vĩ như tôi rung lên những cảm xúc mãnh liệt. Tâm hồn tôi lúc đó như có một cái gì đó thật mới mẻ và dạt dào.

Lần lượt, chúng tôi chia nhau dừng lại các làng Bung Koong, Bung Tôn, Pênh Lang, Đăk Bok và bóng dáng ngôi làng Lao Mưng của tôi cũng dần hiện ra trước mắt. Lao Mưng, đó là một ngôi làng không có điện, rất nghèo và hoang sơ, cách biên giới Lào chừng 3 cây số với không quá 30 hộ. Cuộc sống một tháng của tôi ở đây sẽ như thế nào? Đó là câu hỏi tôi nghĩ đến khi vừa đặt chân đến ngôi làng này, khi mà cả điện cũng không có. Cảm giác hoang mang lúc ấy đã bao trùm tôi.

Ngày đầu tiên, buổi sáng sớm trời lạnh như cắt da cắt thịt, tôi ngồi co ro trên bậc thềm với hai áo khoác và một chiếc khăn choàng cổ, hướng mắt nhìn sự buồn tẻ xung quanh. Và rồi tôi dừng lại ở hai em nhỏ đang thẩn thơ trên bãi trống gần đó, không có một mảnh quần áo trên người. Tôi nhìn lại mình đang quấn kín mít. Người dân ở đây nghèo quá, mảnh vải che thân trẻ con cũng thiếu. Bỗng thấy khóe mắt mình cay cay...

Rồi những ngày sau đó tôi không còn hoang mang, lo lắng như buổi đầu đặt chân đến nữa. Trong tôi có gì đó thôi thúc, giục giã! Tôi và đồng đội lao vào xây dựng một ngôi trường nhỏ bằng gỗ để các em nhỏ ở đây được tới trường, được đi học gần hơn. Chúng tôi bàn cùng nhau và quyết tâm xin viện trợ từ chiến dịch xây một đập nước để người dân có nước gần nhà dùng.

Những ngày sau đó, chúng tôi ngày nào cũng mình mẩy ê ẩm, đôi vai sưng tấy, chân nhấc không lên sau những lần vác ống nước đi xa hàng chục cây số vào rừng để kéo nước về làng hay những lần vấp ngã, chảy máu tay chân lúc vướng vào gai, khi vác những bao ximăng đi xây đập nước cho làng. Tôi không bao giờ quên những bữa cơm cá khô, rau má, bí đỏ gian lao nhưng vô cùng ấm áp. Tôi đã sống những ngày tháng gian lao, khổ cực nhưng tràn ngập tình bạn, tình yêu thương của những người dân làng hiền lành. Những củ su hào, vài trái bắp non, vài nắm rau má, củ mì hay những bó củi nhỏ để chúng tôi nấu nướng, những điều đó rất đỗi bình thường nhưng chứa đựng rất nhiều tình thương và sự khích lệ. Nhìn những gương mặt vui tươi, hớn hở của các em khi được nhận chiếc xích đu hay đèn lồng mới, lòng chúng tôi ấm áp hơn...

Bây giờ dù đã ba năm nhưng ký ức về làng Lao Mưng, về Mùa hè xanh đầu tiên vẫn còn sâu đậm trong trái tim tôi. Lao Mưng của chúng tôi giờ đây vẫn còn cực khổ, nghèo khó với những người đồng bào cần cù, vất vả nhưng Lao Mưng đã giúp chúng tôi nhận ra cuộc sống có nhiều chiều, sứ mệnh của những người trẻ chúng tôi và hiểu ra giá trị của việc cho đi mà không cần nhận lại là hạnh phúc như thế nào.

Tôi thầm mong một ngày nào đó Lao Mưng của tôi sẽ có ánh điện và các em trong làng sẽ có đủ cơm no, áo ấm. Tôi vẫn còn nợ Mùa hè xanh và nợ nơi ấy một ngày trở lại...

Phóng to
NGUYỄN LÊ CÁT TƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau đưa ứng dụng tổng đài trợ lý ảo AI qua để hỗ trợ người lao động về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với khẩu hiệu 'Gọi một cuộc, có việc làm'.

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

'Trong giây phút nguy cấp mới thấy từng phút, từng giây cấp cứu người bị nạn thật là quý giá', anh Hà Văn Long (sinh năm 2004 - tài xế taxi Hãng Xanh SM) nói.

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar