Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô

TTO - Những lòng hồ thủy lợi cạn trơ đáy. Những cánh đồng cháy nắng. Những đàn cừu gục chết trên đường vì đói khát... đang khát cháy.

Ảnh hưởng lượng mưa cuối năm 2017 ít kèm thời tiết nắng nóng, lượng nước bốc hơi nhanh, hơn tháng qua, nhiều hồ thủy lợi ở Ninh Thuận cạn khô hoặc nằm dưới mực nước chết, không đủ nước tưới cây trồng cũng như nước uống cho đàn gia súc.

Hạn hán đã ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống, sản xuất, chăn nuôi của người dân Ninh Thuận.

Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô - Ảnh 1.

Hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) dưới mực nước chết, chỉ còn vài vũng nước - Ảnh: MINH TRÂN

Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô - Ảnh 2.

Tại vùng tâm hạn của Ninh Thuận, hai thôn Đồng Dày và Tham Dú (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) vốn được hưởng lợi nước tưới từ hồ chứa nước Phước Nhơn nhưng nay cũng không còn cầm cự nổi do hồ đã xuống quá mực nước chết, chỉ còn vài vũng nước cạn.

Thiếu nước, nắng hạn kéo dài khiến vùng Đồng Dày - Tham Dú khô khốc.

Để có nước, người trong vùng phải tự đào ao lấy nước nhưng giờ các ao đều cạn, mặt ao nứt nẻ. Nhiều đồng cỏ, rừng cây lá thấp chết khô, cháy nắng.

Đi khắp vùng, đâu đâu cũng gặp cảnh những đàn bò, đàn cừu ốm trơ xương, liêu xiêu tìm cây cỏ để ăn nhưng cũng không còn, tìm ao để uống nhưng cũng không có.

Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô - Ảnh 3.

Xuống lòng ao cầm ống nước đặt bơm trước đó giờ không đến một tấc nước, ông Tà In Mai (thôn Đồng Dày) nói: "Trời không mưa, ao cạn, giờ không biết lấy nước đâu mà tưới, cứu sống đám cây trồng".

Tại vùng hạn xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải), lòng hồ Ông Kinh cũng cạn nước hoàn toàn, người dân thậm chí mở đường chạy xe qua lại ngay trong lòng hồ.

Hàng trăm ống nước đặt vào lòng hồ lấy nước tưới cho vùng canh tác nho, hành tỏi, nước uống cho đàn gia súc ở phía chân hồ nay thành vô tác dụng.

Để có nước tưới cho cây, cho gia súc uống, nhiều hộ dân đã đào ao sâu ngay trong lòng hồ tìm nước mạch.

Trên mái taluy thân hồ nhiều máy bơm chạy dầu nằm phơi nắng, chờ mưa để lòng hồ có nước bơm về phía hạ lưu tưới cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Hết cách, người dân phải lùa từng đàn cừu vào lòng hồ mong tìm ngọn cỏ sót lại cho cừu ăn, tìm các ao, vũng nước nhỏ cho cừu uống.

Anh Nguyễn Hữu Mộc (thôn Mỹ Tường 1) cho biết hồ Ông Kinh cạn nước từ tháng trước, anh phải đào ao để lấy nước mạch bơm hơn 700m về tưới hơn 2ha nho.

"Đến nước mạch giờ cũng kiệt. Tôi phải đóng giếng khoan sâu 70-80m cách ao hơn 1km hút bơm về chứa trong ao, rồi từ ao này bơm tăng cấp mới có nước về vườn nho", anh Mộc nói.

Ngồi bên ao, chị Nguyễn Thị Văn cũng lo lắng cho biết ao vừa đào xong bơm tưới cây trồng được vài ngày nay cũng đã muốn cạn.

Hồ Ông Kinh khô cạn nước hoàn toàn. Cả trăm ống lấy nước tưới vô tác dụng, đàn cừu không còn nước uống ở hồ - Video: MINH TRÂN

Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô - Ảnh 6.

đã gây hậu quả trực tiếp đến các hộ nuôi cừu. Bà Katơ Thị Nính, một hộ nuôi cừu cho biết ao khô đến nứt nẻ, không còn giọt nước nào cho đàn cừu 40 con uống.

Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô - Ảnh 7.

"Ao cạn, hằng ngày tôi phải chở nước hơn 5km về rẫy cho cừu uống. Thiếu nước, thiếu cỏ, mới mấy ngày mà đã 5 con lăn ra chết" - bà Nính nói.

Tương tự, 20 con trong đàn cừu chăn thả ở thôn Đồng Dày của bà Nguyễn Thị Thuận (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) cũng lần lượt gục ngã.

Không còn đồng cỏ, cây lá thấp, nhiều hộ đành mua rơm cho cừu ăn. Nhưng thiếu ăn, thiếu uống, cừu cứ suy kiệt dần rồi chết, trong đó có cả cừu nái sắp đẻ.

Những người chăn đàn cừu thuê cho trại nuôi cừu với số lượng lớn khoảng 1.000 con của ông Trần Cao Hòa thì cho biết qua bảng theo dõi hằng ngày, đến nay trại nuôi cừu của ông Hòa đã có đến 100 con chết.

"Ngày nào tôi cũng phải chế nước vào bình cho mấy con cừu bị kiệt sức uống, không chúng chỉ có nước chết" - chị Đạo Thị Hăng, người làm thuê ở trại ông Hòa, nói.

Hồ thủy lợi Phước Nhơn chỉ còn vài vũng nước cạn. Người dân đến lòng hồ mò cua, bắt ốc mưu sinh - Video: MINH TRÂN

Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô - Ảnh 10.

Không còn nguồn nước tưới để canh tác cho ba sào ruộng, hằng ngày, để có tiền trang trải các khoản cho gia đình, chị Lê Thị Hồng phải đến vũng nước cạn ngay lòng hồ Phước Nhơn để mò cua, bắt ốc.

"Tôi lội nước từ sáng sớm đến trưa để bắt cua, ốc mang về Phan Rang bán. Cố lắm mỗi ngày mới được hơn 100.000 đồng. Có chút ít chi tiền chợ, cho cháu đi học", chị Hồng kể.

Thiếu cỏ cho đàn bò ở nhà, chị Chamaléa Thị Xuất cũng phải đi mua rơm ép thành bó lăn về chuồng để dành cho bò ăn.

Phơi mình trên những đồng đất khô khốc giữa trời nắng rát da rát thịt, chị nói không sợ mình gục xuống, chỉ lo đám bò đói, khát mà chết. 

"Lúc đó cả nhà mình mới... chết!" 

Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô - Ảnh 12.
Ninh Thuận khát cháy ngay đầu mùa khô - Ảnh 13.

MINH TRẦN
THÙY TRANG
BẢO SUZU
07/04/2018

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng