28/10/2013 20:30 GMT+7

Những vụ tử vong, tai biến nghiêm trọng tại thẩm mỹ viện

ĐAN CHI
ĐAN CHI

TTO - Khách hàng L.T.T.H. tử vong tại thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) không phải là trường hợp duy nhất thẩm mỹ viện tiến hành phẫu thuật (không được phép) khiến bệnh nhân tử vong.

"

Phóng toVòng 1 của bà N. mang nhiều vết sẹo xấu ngang dọc sau phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh: Đan Chi

Thống kê nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra trong thời gian qua cho thấy các thẩm mỹ viện, trung tâm làm đẹp đã vượt rào, tiến hành những kỹ thuật y tế chỉ bệnh viện mới được làm. Nhiều khách hàng đã mất mạng, thiệt hại về sức khỏe, tiền bạc vì các trung tâm thẩm mỹ này.

Tử vong vì phẫu thuật thẩm mỹ tại phòng khám ngoại khoa

Năm 2006, một bệnh nhân nữ đã tử vong tại phòng khám đa khoa của bác sĩ L.B.H (nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Bình Dân, TP.HCM) gây xôn xao dư luận một thời gian dài. Nạn nhân là bà V.T.B.T. (40 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM), cũng là người quen biết với bác sĩ L.B.H.

Tháng 2-2006, bà T. có nhu cầu thay hai túi ngực mà bà đã đặt 5 năm trước đó (bị biến dạng) nên đến gặp bác sĩ H. Bác sĩ H đồng ý tiến hành phẫu thuật cho bà T. ngay tại phòng mạch trên đường Trần Khắc Chân, quận 1.

Sáng 4-2-2006, bà T. cùng em gái đến phòng khám theo lời hẹn của bác sĩ. Ca phẫu thuật do bác sĩ H. trực tiếp thực hiện với sự hỗ trợ gây mê của bác sĩ T.T.M.H (cũng là bác sĩ tại Bệnh viện Bình Dân) và hỗ trợ kỹ thuật của một bác sĩ, điều dưỡng khác.

Tuy nhiên, ngay khi bác sĩ H. vừa thực hiện vài thao tác phẫu thuật thì bà T. có dấu hiệu tím tái bất thường. Ông H. đã ngừng phẫu thuật, cùng êkip sơ cứu cho bà T. nhưng không thành công nên phải gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Dù được bệnh viện cứu chữa nhưng bà T. đã tử vong đêm đó.

Theo kết luận giám định pháp y, nguyên nhân bà T. tử vong là do choáng phản vệ. Kết luận của cơ quan chuyên môn cho rằng việc bác sĩ H phẫu thuật thẩm mỹ cho khách hàng tại phòng khám là không đúng với giấy phép hành nghề (theo giấy phép, phòng khám của bác sĩ H chỉ được tiểu phẫu ngoại khoa chứ không có chức năng phẫu thuật thẩm mỹ). Việc bác sĩ M.H tiến hành gây mê tĩnh mạch để phẫu thuật cho bà T. trong điều kiện thiếu các phương tiện về cấp cứu hô hấp như mặt nạ, bóng Ambu, đèn soi thanh quản… cũng vi phạm quy định của ngành y tế.

Trong vụ án này, cả hai bác sĩ L.B.H và T.T.M.H đều bị khởi tố về tội “vi phạm quy định về khám chữa bệnh”. Khi xét xử, TAND quận 1 đã tuyên phạt bác sĩ H và bác sĩ M.H mỗi người 1 năm 3 tháng tù và cho cả hai cùng được hưởng án treo.

Tiền mất tật mang vì làm đẹp “vòng 1”

Do muốn thay hai túi ngực với size nhỏ hơn để phù hợp với vóc dáng của mình, cuối năm 2007 bà N.T.H.N. (Việt kiều Mỹ) lên mạng Internet tìm kiếm và “kết” thông tin về Viện phẫu thuật thẩm mỹ Việt Mỹ của bác sĩ L.C.H tại TP.HCM. Sau nhiều lần trao đổi qua điện thoại, tháng 2-2008, bà N. bay về Việt Nam gặp ông H để phẫu thuật.

Theo yêu cầu, bác sĩ sẽ lấy hai túi ngực (kích cỡ lớn 360cc) của bà N. ra để đặt lại các túi ngực có kích cỡ nhỏ hơn (260cc) với chi phí phẫu thuật 35,2 triệu đồng. Ngày 18-2-2008, bác sĩ H đã phẫu thuật cho bà N. tại Bệnh viện Giao thông vận tải 8 (là nơi bác sĩ H ký hợp đồng hợp tác chuyên môn).

Những tưởng mình sẽ có vòng 1 vừa phải, ưng ý hơn nhưng ba ngày sau bà N. thấy núm vú bên phải sưng lên và chuyển màu đen. Qua mười ngày thì vết mổ hở hết phần vừa cắt chỉ, nhìn thấy cả túi nước đặt bên trong. Bà quay lại chỗ bác sĩ H để làm lại nhưng chỉ vài ngày sau vết mổ lại hở miệng, chảy nước dịch ướt đẫm cả người.

Đến nước này, bác sĩ H đành mổ lại, cắt bỏ núm vú bị hoại tử, lấy túi nước ra và may lại lỗ hổng cho bà. Sau đó, bác sĩ H có ký cam kết khi nào bà N. có điều kiện về Việt Nam sẽ điều trị, đặt túi ngực lại không tính tiền.

Tuy nhiên, thất vọng về ca phẫu thuật không thành công, để lại nhiều sẹo xấu và nghiêm trọng hơn là làm rụng mất một bên núm vú nên bà N. không để bác sĩ H phẫu thuật lại mà yêu cầu bác sĩ phải trả lại tiền phẫu thuật và bồi thường thiệt hại cho bà. Sau quá trình thương lượng, hòa giải kéo dài cả năm không thành, bà N. đệ đơn đến TAND TP.HCM để khởi kiện. Hai bản án sơ thẩm (tháng 6-2012) và phúc thẩm (của TAND tối cao tại TP.HCM tháng 4-2013) đều tuyên buộc bác sĩ H phải bồi thường cho bà N. 223 triệu đồng.

Theo người đại diện của bà N., chi phí đi lại từ Mỹ về Việt Nam, tiền điều trị, khắc phục tai biến do thay túi ngực không thành công của bà N. lớn gấp nhiều lần số tiền tòa buộc bác sĩ H bồi thường. Chưa kể, những đau đớn, vết sẹo xấu do nhiễm trùng, tỉ lệ thương tật 16% (mất núm vú) đối với bà N. là không gì bù đắp được!

ĐAN CHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vào mùa, có trẻ bị tổn thương gan

Bé gái 10 tuổi, nặng 50kg bị sốc sốt xuất huyết nặng, gây rối loạn đông máu, tổn thương gan, suy hô hấp. Hiện sốt xuất huyết đang bắt đầu vào mùa, số ca mắc có xu hướng tăng cao từ tháng 5 đến 11.

Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vào mùa, có trẻ bị tổn thương gan

Xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ từ phản ánh của bạn đọc Tuổi Trẻ

Từ phản ánh của bạn đọc báo Tuổi Trẻ, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã vào cuộc xác minh và xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ mà giao cho nhân viên không đủ điều kiện thực hiện khám bệnh.

Xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ từ phản ánh của bạn đọc Tuổi Trẻ

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Những người khỏe mạnh có khả năng chịu đựng tốt khi tiếp xúc với nắng nóng. Tuy nhiên, khả năng này bị suy giảm ở bệnh nhân tim mạch.

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Quảng cáo yến sào chứa 35% là tổ yến với mức giá chỉ hơn 13.000 đồng/hũ, TikToker Quyền Leo Daily thu được hàng loạt đơn hàng qua các phiên livestream trên TikTok. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng đặt nghi vấn về chất lượng thật sự của sản phẩm này.

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn

Sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi được gia đình cho uống thuốc nam, không tiêm phòng hay theo dõi con chó. Hai tháng sau trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nghi mắc bệnh dại.

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar