19/01/2012 18:24 GMT+7

Những vần thơ gửi lại

Ý NHI
Ý NHI

TT - Trong một bài viết về Chim Trắng, Thanh Thảo đã viết: “Có thể nói, Chim Trắng thuộc số không nhiều những nhà thơ toàn tòng tự nguyện dâng hiến trọn mình cho thơ, không toan tính, không màng danh lợi và ân thưởng”. Đó là lời nhận xét sâu sắc và chân tình mà Thanh Thảo dành cho người bạn thơ của mình - người mới đây thôi vừa để lại lời chào ngọn gió, nhẹ nhàng mà đầy quyến luyến cõi người...

Nhưng Chim Trắng không cô độc. Khi ngồi đọc lại những bài thơ của ông, tôi đã nhớ đến biết bao cuộc đời khác, bao thân phận khác, trước ông, cùng ông, bên ông: Xuân Sách, Chu Hoạch, Trần Vũ Mai, Phạm Phú Hải, Vũ Hữu Định,Thảo Phương, Nguyễn Lương Ngọc… Những bậc tài hoa đã nhận về mình bao buồn khổ, dằn vặt, lo âu, để đem cho chúng ta những vần thơ đẹp đẽ, trĩu nặng ân nghĩa với đời, với người. Họ cũng chính là “những nhà thơ toàn tòng tự nguyện dâng hiến trọn mình cho thơ”.

Giữa lúc “Ai cũng như ai bận đón xuân” (Thâm Tâm), xin hãy lắng lại trước những vần thơ họ gửi lại để tỏ lòng ngưỡng vọng, để lòng ta thêm thanh sạch. Mỗi người đọc sẽ có cho riêng mình những cảm nhận, những rung động, bởi lẽ nói như Trần Huyền Trân:

Có những tình thơ như rối tơ

Đời không lời tiếng để cho vừa

Dẫu muôn dòng chữ nghìn trang giấy

Lòng bể làm sao đắp được bờ.

Xuân Sách (1932 - 2008) Nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm có chồng rồi anh tiếc lắm thay(Ca dao)

Làm gì có hoa nở ra xanh biếcCái nụ tầm xuân trong câu ca daoẤy là bởi lòng người hối tiếcNên nhìn hoa cũng thay đổi sắc màu

Em lấy chồng rồi thì anh lấy vợĐiều đơn giản thế mà nghĩ không raNhưng khốn nỗi tình đời rắc rốiVà trái tim vẫn cứ mù lòa

Nếu trời cứ xanh và hoa cứ đỏAnh yêu em thì nên vợ nên chồngKhông có buồn thì vui không có nữaCác nhà thơ gác bút chạy lông bông

Nụ tầm xuân cứ nở ra xanh biếcCho chúng ta một chút ngậm ngùiEm có chồng rồi thì em vẫn tiếcNhư biết bao luyến tiếc có trong đời.

Nguyễn Lương Ngọc (1958 - 2001) Buổi sớm

Buổi sớm tôi đưa con tới nhà trẻTrên đường, nhiều cái nhìn dịu dàngNhiều đôi môi tươi lắmÁnh mai làm họ sáng trongHay họ làm ánh mai lan mãiNhững bước chân nhẹ nhõm

Buổi sớm tôi và con dung dăng dung dẻ Nhiều người nhìn mỉm cườiNhiều người nhìn nghĩ ngợi

Buổi sớm tôi và con tay trong tayChợt thấy đôi người tay không lỏng lẻoVô tình nắm chặt như sợ rơi gìVô tình rũ khẽ như muốn bỏ gìBên con cha hồn nhiên và tự tinCả khi cây và người thảy đều không bóng.

Trần Vũ Mai (1944 - 1991) Giữa ngày, hồ Tây

Không biết hoàng hôn hay ban maiLẫn lộn ánh rộng cùng ánh dàiEm ở bên phải hay bên trái Sau lưng ghế ngồi cây cùng cây

Những cây hồi nhỏ nay thành lớnAnh bé tẹo thôi giờ tay chaiEm có bé không? Chắc không nhỉLẫn lộn nửa ngày vào cả ngày

Chiều đã chiều về rồi thật đấy Vàng rực phía bờ vườn nhà emEm vừa nói hay sóng vỗAnh thì dấu đi làm ra quên

Mệt nhọc cũng giấu khổ cũng giấuHuy hoàng nắng rộ hồ đầyBàn tay nắm chặt một cái kẹoAnh tặng em hay cả bàn tay

Cả đôi bàn tay hai cái kẹoCây đa Nhật Tân khói ngây hồnVì yêu yêu quá anh phải nói Nghẹn ngùng thầm lặng cũng giấu luôn

Không yêu sao được anh biết lắmSóng sóng lẫn vào em nói lênGió của lá cây đan ta nhẹ Tóc bay sang Hà Nội đại ngàn

Bay sang bay tận hồ Trúc BạchThôi ta về đi về đi emAnh có riêng em cuộc đời nữaNgày mai sang nhà thăm mẹ anh.

Vũ Hữu Định (1942 - 1981) Ngày xuân ở quán

Con gái ngày xuân như mới tắmBuổi mai sương ướt cỏ hoa ngờiLòng đá chợt mềm chao rất nhẹNhớ mình vừa vượt tuổi ba mươi

Năm nay ăn tết cùng ông quánMồng một đời cay miếng mứt gừngChén rượu ngày xuân sao đắng miệngGiang hồ nghe cũng đã đau lưng

Vẫn đi như một anh hành khất Đuối sức nhưng quê đâu mà vềTa sống một đời mây nhuốm bệnhBồng bềnh sầu đụn màu nhiêu khê

Sáng nay nghe pháo ran ngoài phốNgòi pháo đời ta cũng cháy ngầmThấy gái xuân tươi lòng cũng thẹnChuồn chuồn xếp cánh đậu bâng khuâng.

Chu Hoạch (1941 - 2007) Một ngày

Đưa em ra bến xong anh vòng về quán nướcỞ đấy - với năm xu - anh được thở dàiMà ngắm những đốm Hè nồng nựcNhấp nháy hiện màu nhấp nháy đổi thay

Ngồi hết cái năm xu cũng là kịp vào ngày lao độngVới một chiếc xô tay anh tụt xuống cống ngầmThành phố đi trên đầu anh không tiếng vọngTrừ tiếng thở của mình trầm, chậm, có hồi âm…

Ở đầu cống đằng kia cách hai trăm thước Người thợ cống lâu năm rủ anh vào cuộc chuyện tròVà trong cõi âm u nửa bùn nửa nướcMỗi tiếng thì thầm cũng trở nên to

Cả hai đã nói gì trong âm u bùn nước ấyKhi thì nói đến những cô gái đã đến với đời mình để lại ra điKhi thì nói về khẩu súng, về con dao, về hòn đá đợi chồng,về lòng con sông chảyVề những mùi vị bất ngờ được nếm ở trong mơ khi thức dậy chẳng còn gì…

Nhưng nhiều nhất là nói về những người đi trên phốNhững người đi ôtô những người đi bộ ngược chiều nhauNhững người vội vàng những người hớn hởVà những người đi im lặng lẫn màu…

Chim Trắng (1938 - 2011) Hành lang vắng

Hành lang vắng ấyChiều đang dậy thìNhành quỳnh chưa nụHoang dã một giò lan

Em mang chi rừng cho tôi nhớ láCất chi tiếng cười cho tôi nhớ xanh xaoTa đã xuyên qua hai mươi mùa xuân(Bây giờ em vẫn thế)

Chớp nhoángPháo giao thừaCó một lần quỳnh hoa sắp nởĐêm len lén chờ

Nhớ một lần emNăm quỳnh không hoaMười giờ đêm - châm tràMười giờ đêm - thức nhớ

Và quênBây giờ có gì để nóiNhư một hoài niệmCũng là rừng và dấu chân ta

Với hành lang ấyCó điều gì để nóiKhi đôi chân mỏi nhừTrái tim tan rã

Cũng là câu hỏiCủa một thờiLặng lẽ một hành langBây giờ nắng vẫn không reo

Huyền thoại chưa khúc ca ngày cũ?Cảm ơn một chút rừng trong mùa xuân nàyKhi em sắp vào tuổi năm mươiCảm ơn chút “nhỏ Sài Gòn” mùa xuân ấy

Khi em bước vào tuổi mười támCảm ơn quà tặng!Nhân danh emXin đem treo trước cửa Thu mình.

Thảo Phương (1949 - 2008) Dòng sông

Dòng sông không trong không đụcDòng sông không bến không bờDòng sông không dừng một phútThuyền tôi chuếnh choáng tỉnh say

Dòng sông đang chảy lên trờiDòng sông đang tuôn từ đấtNhững vì sao xa có thậtVà tôi cũng thật -

Và tôi…!

Thuyền trôi không người chèo láiTim tôi vụng dại đưa đườngNgoài tôi vô hình lực hútTrò chơi tạo hóa khôn lường…

Dòng sông - dòng đời mê mảiTôi cười tôi khóc thơ ngâyTin vào con tim vụng dạiChuếnh choáng - nào... sông!

Ta say…

Ý NHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar