01/03/2014 01:53 GMT+7

Những tính toán sai lầm

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TT - Hãng tin Nga RIA-Novosti ngày 21-2 bình luận: “Các chính khách, cả Nga lẫn châu Âu, đều đã sai lầm trong tính toán.

EU đánh giá quá cao tính hấp dẫn của mình... EU không ngờ rằng Nga đã phản ứng với một thỏa hiệp liên kết EU - Ukraine mạnh mẽ như thế và rằng Nga xem đó như là một canh bạc chiến lược một mất một còn... Nga cũng đã tin rằng ông Yanukovych có thể giải quyết cuộc xung đột bằng vũ lực. Nga đã đánh giá thấp cơn thịnh nộ của người dân Ukraine đối với chính phủ...”.

Có thể nói hiệp ước ngày 17-12-2013 ký giữa Tổng thống Ukraine Yanukovych với Tổng thống Nga Putin nâng quan hệ láng giềng Ukraine - Nga lên tầm cao chiến lược mới chính là giọt nước làm tràn ly. Chọn lựa này, tiếp sau quyết định ngày 21-11 của ông Yanukovych ngưng ký kết thỏa hiệp hợp tác liên kết với EU, đã đặt dấu chấm lên chữ “I” cho số phận ông, sinh quán ở Donetsk (khu vực “Nga” ở đông nam Ukraine) và có mẹ là người Ukraine gốc Nga.

Việc ông Yanukovych ngả sang Nga, đổi lấy hứa hẹn được giúp đỡ 15 tỉ USD nợ (trên tổng số nợ 66 tỉ), hạ giá khí đốt... không khó hiểu trong bối cảnh EU cũng đang nợ đầm đìa! Thật ra, thỏa hiệp Putin - Yanukovych đâu đã thật sự hữu hảo: lãi suất của khoản tín dụng này sẽ được tái thương thuyết mỗi ba tháng, như một “cái gông chung thủy”...! Chủ tịch Quốc hội Ukraine lúc đó là ông Volodymyr Rybak đã bình luận: “Nếu quả thật là quan hệ anh em thì biếu không mới là anh em, còn cho vay mà lại nói sẽ điều chỉnh lãi suất thì là quan hệ buôn bán chứ anh em gì!”.

Cái điều khoản sau trong thỏa hiệp Nga - Ukraine mới chính là sinh tử: Ukraine sẽ nhượng cho hải quân Nga khu vực cảng Kerch ở cực đông Crimea. Quyết định “nhượng tô” mới này càng khiến những oán cừu ông tạo ra cách đây bốn năm, vào tháng 4-2010, tức chỉ hai tháng sau khi đắc cử tổng thống, trở nên nóng bỏng. Ông Yanukovych gia hạn hợp đồng sắp hết hạn vào năm 2017 cho hạm đội Biển Đen của Nga được đóng tại quân cảng Sevastopol ở tây nam Crimea thêm 25 năm, cộng thêm năm năm bổ sung “nếu muốn”, tức đến năm 2047!

Bán đảo Crimea có vị trí chiến lược đối với Nga do lẽ đây là điểm xuất phát duy nhất của hải quân Nga để đổ xuống Địa Trung Hải. Nếu nói đến nguy cơ phân hóa Ukraine thành hai vùng gốc Ukraine ở phía tây và gốc Nga ở phía đông nam, thì khởi đầu và dễ dàng nhất chính là ở bán đảo Crimea “đa số gốc Nga” và nơi Nga đang có sẵn 23.000 quân của hạm đội Biển Đen.

Nay hải quân Nga có yên ổn và hùng dũng từ Crimea xoay trục trở lại Địa Trung Hải sau khi đã vắng bóng suốt hơn 20 năm, có thể thấy những tác hại ông Yanukovych đã gây ra như thế nào cho những thế lực khác. Một bên hải quân Trung Quốc khống chế Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ cứ phải giảm ngân sách quốc phòng, cắt giảm quân số, nay thêm một Địa Trung Hải đầy tàu chiến Nga, thì quả là ác mộng!

Không khó hiểu khi Mỹ và châu Âu nhanh chóng vào cuộc, tỏ ý hỗ trợ nhanh cho chính quyền mới của Ukraine, cũng như cảnh báo này nọ với khả năng can thiệp quân sự của Nga!

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar