30/04/2025 17:00 GMT+7

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4

50 năm sau ngày thống nhất, vẫn còn những người lính kiên cường chiến đấu với vết thương chiến tranh không bao giờ lành. Đó là các thương bệnh binh bị chấn thương sọ não, đang được chăm sóc tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng (tỉnh Hà Nam).

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 1.

Chân dung bệnh binh Lê Anh Vũ, quê Tuyên Quang, với mức thương tật 81% - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sau hơn nửa thế kỷ, có những mảnh bom, mảnh đạn vẫn còn găm dưới mái đầu tóc đã bạc trắng.

Nhiều thương bệnh binh tại trung tâm bị tâm thần mãn tính, không tự chăm sóc được bản thân, khó làm chủ được cảm xúc và hành vi. 

Giờ đây ký ức và thời gian của họ dường như dừng lại trong cuộc chiến, của vết thương chiến tranh. Sau ngày thống nhất, mọi thứ trở nên mơ hồ vô định.

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) hiện đang chăm sóc cho 71 thương bệnh binh và 35 thân nhân của người có công. Với các mức thương tật từ 81 - 95%. Sinh hoạt của một số thương bệnh binh phần lớn do nhân viên của trung tâm đảm nhiệm, từ ăn uống, sinh hoạt cá nhân.

"Dù nhiều bác mất khả năng ngôn ngữ và tư duy, nhưng khi xem lại những thước phim về cuộc chiến, họ vẫn rưng rưng và chăm chú ngắm nhìn, có lúc bất chợt tỉnh táo, các bác các chú đều kể về cuộc chiến và quyết tâm thống nhất quê hương. 

Chúng tôi chăm sóc các bác, các chú như chăm cho chính người thân trong gia đình mình", điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hà, phụ trách phòng y tế phục hồi, xúc động chia sẻ.

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 2.

Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng (Hà Nam) trực thuộc Cục Người có công, Bộ Nội vụ, được thành lập từ tháng 3-1976. Trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho thương bệnh binh nặng (mất sức lao động từ 81% trở lên) được điều chuyển về từ các chiến trường. Những năm gần đây trung tâm còn có nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc một số đối tượng là thân nhân người có công (vợ con liệt sĩ, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học), hưu trí, mất sức, viên chức và đối tượng tâm thần khác có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 3.

Nhân viên của trung tâm chuẩn bị thuốc cho các thương bệnh binh. Việc uống thuốc diễn ra trước bữa ăn trưa khoảng 30 phút - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 4.

Khoảng 10h sáng, các thương bệnh binh bắt đầu uống thuốc, mỗi lọ thuốc được ghi tên từng người phù hợp với tình trang bệnh lý - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 5.

Thương binh Nguyễn Bá Ngọc cầm trên tay huy hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông Ngọc nhập ngũ năm 1971 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 149, Sư đoàn 316. Vào ngày 16-3-1975, khi tấn công vào sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), ông Ngọc đã bị trúng mảnh đạn pháo vào đầu, bị chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động. Năm 1979, ông Ngọc lập gia đình và có ba người con, ngoài thời gian được chăm sóc tại trung tâm, ông Ngọc được về phép sinh hoạt cùng gia đình tại thành phố Phủ Lý (Hà Nam) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 6.

Bức ảnh nổi tiếng “Mẹ con ngày đoàn tụ” của nhiếp ảnh gia Lâm Hồng Long với khoảnh khắc xúc động của chiến sĩ tình báo Lê Văn Thức đang ôm người mẹ của mình là bà Trần Thị Bính sau ngày 30-4 được treo trang trọng trong phòng sinh hoạt chung tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Kim Bảng. Với căn bệnh tâm thần mãn tính, nhiều thương bệnh binh không thể lập gia đình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 7.

Thương binh Hoàng Đình Hải (quê Hà Nội) ôm đầu khi cơn đau bất chợt ập đến - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

thương bệnh binh - Ảnh 8.

Với chứng bệnh tâm thần mãn tính, nhiều thương bệnh binh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là giấc ngủ luôn chập chờn - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

thương bệnh binh - Ảnh 9.

Bệnh binh Vũ Anh Tuấn và bệnh binh Vũ Đức Luyện trong giờ nghỉ ngơi. Thường vào mỗi buổi chiều, các thương bệnh binh sẽ được uống trà và hút thuốc (với số lượng hạn chế) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

thương bệnh binh - Ảnh 11.

Nhiều thương bệnh binh nặng, việc ăn uống phải có sự trợ giúp của các điều dưỡng tại trung tâm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

thương bệnh binh - Ảnh 12.

Bệnh binh Trần Đức Long (quê Bắc Kạn) đang được điều dưỡng Đào Ngọc Quang tắm gội. Mỗi ngày các thương bệnh binh sẽ được tắm một lần vào buổi sáng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 13.

Chân dung bệnh binh Lê Văn Tân (quê Nam Định) với mức thương tật 81% - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 13.

Bệnh binh Phạm Văn Bản đang được điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hà, phụ trách phòng y tế phục hồi, kiểm tra sức khỏe - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 14.

Bệnh binh Đinh Đức Việt tập luyện vận động vào mỗi buổi chiều - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những thương bệnh binh với ký ức dừng lại trước ngày thống nhất 30-4 - Ảnh 15.

Các thương bệnh binh chăm chú theo dõi thước phim tư liệu về chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập trong ngày 30-4 lịch sử. Sau những năm tháng được điều trị tại trung tâm, bệnh lý của các thương bệnh binh phần lớn chuyển biến tích cực và hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chuyến xuyên Việt đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất

Sáng ấy, tôi đang rửa rau ở bể nước của khu tập thể phố Thụy Khê, quận Ba Đình (Hà Nội) thì nghe tiếng hô dậy trời ngoài đường. Người dân tụ tập dưới loa phóng thanh đón chào tin tức: Giải phóng miền Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người tiếc nuối Telegram vì là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Nhiều người tiếc nuối Telegram vì là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

Quảng Ngãi chuẩn bị chu đáo để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tại quê nhà Phổ Khánh, người dân và các cấp ngành tỉnh Quảng Ngãi đang gấp rút hoàn thành khâu chuẩn bị để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Quảng Ngãi chuẩn bị chu đáo để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Một số dự án BOT khó khăn do lỗi Nhà nước nên phải tháo gỡ

Nhiều đại biểu đồng tình việc tháo gỡ vướng mắc cho dự án BOT nhưng kiến nghị cần đảm bảo nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa các bên.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Một số dự án BOT khó khăn do lỗi Nhà nước nên phải tháo gỡ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar