19/06/2017 16:30 GMT+7

​Những tác dụng phụ của thuốc trên người cao tuổi

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Người cao tuổi thường xuyên phải dùng nhiều loại thuốc trong cùng một thời điểm nên phải rất thận trọng. Bên cạnh đó, khi cơ thể lão hóa thì việc hấp thu các loại thức ăn và thuốc cũng thay đổi.

Khi lớn tuổi, khả năng phá vỡ các hợp chất của cơ thể cũng giảm đi, do đó người cao tuổi có thể không trao đổi được thuốc tốt như họ đã từng làm lúc trẻ. Do đó, đôi khi cần giảm liều thuốc theo cân nặng trên người cao tuổi so với người trẻ và trung niên.

Nguy cơ và lợi ích

Tất cả các loại thuốc đều có hai mặt: lợi ích và nguy cơ. Lợi ích của những loại thuốc là tác dụng hỗ trợ bệnh nhân như điều trị nhiễm trùng hay giảm đau.

Nguy cơ chính là khả năng xuất hiện những tác dụng không mong muốn hoặc không biết trước trên bệnh nhân khi dùng thuốc. Những tác dụng không mong muốn được gọi là tác dụng phụ, có thể nhẹ như đau đầu, khô miệng hoặc rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng như: chảy máu nghiêm trọng, tổn thương gan-thận không phục hồi…

Những phương pháp tránh tác dụng phụ

Rối loạn dạ dày bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón là tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại thuốc. Thường thì tác dụng phụ này có thể sẽ giảm bớt nếu dùng thuốc kèm bữa ăn. Luôn luôn hỏi kỹ bác sĩ, điều dưỡng hoặc dược sĩ loại thuốc nào cần uống kèm với bữa ăn.

Sau đây là một vài cách giúp tránh tác dụng phụ:

- Luôn luôn cung cấp thông tin cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các loại thuốc đang uống, bao gồm cả thuốc thảo dược và thuốc không kê toa.

- Kể cho bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ những vấn đề đã từng gặp phải khi dùng thuốc như: phát ban, khó tiêu, chóng mặt hoặc không có cảm giác đói.

- Hỏi kỹ thuốc này có tương tác với thức ăn, thuốc không kê toa hay thuốc bổ đang dùng nào không.

- Đọc kỹ và tuân theo những thông tin hướng dẫn trên hộp thuốc, phải nắm rõ cách dùng thuốc: dùng khi nào và bao nhiêu viên mỗi lần.

- Nếu gặp phải tác dụng phụ, phải ghi lại rõ ràng để phản hồi trực tiếp cho bác sĩ.

- Gọi ngay cho bác sĩ nếu cảm thấy có bất kỳ vấn đề nào khi dùng thuốc hoặc lo lắng rằng thuốc này đang gây nhiều tác hại hơn lợi ích. Bác sĩ có thể sẽ thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

- Không được dùng chung thuốc với rượu bia, trừ khi bác sĩ hoặc dược sĩ cho phép. Một vài loại thuốc có thể mất tác dụng hoặc khiến bệnh nặng hơn nếu dùng với chất có cồn.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar