04/05/2012 05:23 GMT+7

Những phản hồi ngược nhau

NGUYỄN NGỌC LÂM (nnlam_cycp@...)
NGUYỄN NGỌC LÂM (nnlam_cycp@...)

TT - Sau bài báo “Những chữ cái bị kỳ thị” của tác giả Lê Vinh Quốc (Tuổi Trẻ ngày 3-5), nhiều bạn đọc gửi phản hồi về cho thấy vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau quanh việc sử dụng các chữ cái và việc nên đưa chữ cái nào vào bảng chữ cái Việt Nam.

* Bài của tiến sĩ Lê Vinh Quốc rất hay, trước đó ông Quách Tuấn Ngọc (Bộ GD-ĐT) cũng đã có những bài viết và đề xuất điều chỉnh chữ cái tiếng Việt, nhưng chưa được chấp thuận của cấp có thẩm quyền và cả dư luận xã hội. Bài viết này đã chỉ ra những thành viên của quốc ngữ Việt Nam bị đối xử bất công là phát hiện rất thú vị.

* Ngôn ngữ cũng như cuộc sống và mọi lĩnh vực khác luôn luôn vận động và phát triển, chứ không bất di bất dịch. Việc thêm bốn chữ F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt là hoàn toàn chính xác, cần thiết. Chúng ta nên bắt đầu cho các em lớp 1. Các thế hệ trước chưa quen thì vẫn dùng theo lối cũ. Và cả hai cách đều được chấp nhận, tức là: F =Ph; J= Gi; D=Z; Đ=D. Sẽ rất nhanh chóng và tiện lợi khi viết cũng như gõ bàn phím máy tính. Còn việc không dùng các chữ thêm mũ, thêm râu để đánh thứ tự như lâu nay là đúng, chúng ta nên theo thông lệ quốc tế vì đất nước ngày càng hội nhập. Sẽ ra sao khi một vị khách nước ngoài cầm tấm vé xe buýt, máy bay ngỡ ngàng không biết hàng ghế Ơ, Ô hay Ư nằm ở khu vực nào.

* Vấn đề này được tranh luận nhiều rồi, theo tôi thấy chỉ có hai ý:

1. Nếu thêm các chữ cái F, J, W, Z vào tiếng Việt thì phải thay thế các phụ âm ghép tương đương bằng các ký tự mới như F thay cho PH, J thay cho GI... Nếu không thì thêm vào để làm gì? Rồi đến một lúc nào đó lại coi bốn chữ đó là bốn chữ “bị kỳ thị” như các chữ Ă, Â, Ơ... Nền giáo dục chúng ta hiện nay cho trẻ em tiếp cận ngoại ngữ từ rất sớm, ở cấp tiểu học, thậm chí là mầm non. Do đó không phải lo sợ tương lai dân ta không biết các ký tự này khi dùng trong các lĩnh vực khác như toán học, vật lý... Nếu xét tới vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt bằng cách thêm các chữ cái thường dùng vào thì không đúng, vì ngoài bốn chữ nói trên chúng ta còn dùng rất nhiều ký hiệu khác như α, β, π, Ω, ∑, @, $... Nếu thế phải thêm tất cả các ký hiệu này vào hay sao?

2. “Không phải nó không được dùng trong đánh số thứ tự hay trong ký hiệu toán học thì coi là kỳ thị. Thứ nhất, nước ta tiếp thu các môn khoa học từ nước ngoài, việc dùng các ký hiệu theo nước ngoài, theo chuẩn quốc tế là điều đương nhiên. Thứ hai, nước ta đang hội nhập và mở rộng du lịch.

Các số thứ tự cũng phải đánh sao cho dễ hiểu để người nước ngoài tối thiểu nhất cũng hiểu được thứ tự của các hàng ghế, dãy nhà... để tránh nhầm lẫn. Do đó, đừng cho đó là “những chữ cái bị kỳ thị” vì vẫn được dùng trong các chữ viết hằng ngày đó thôi.

NGUYỄN NGỌC LÂM (nnlam_cycp@...)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar