09/10/2021 11:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những nữ sinh miền Đất Đỏ vượt khó đến giảng đường

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Vượt qua nghịch cảnh, khó khăn, nhiều nữ sinh của vùng Đất Đỏ miền Đông - quê hương của Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu - cố gắng đặt chân vào giảng đường đại học.

Yến Nhi vào đại học là mơ ước của cả hai mẹ con - Video: ĐÔNG HÀ - HUỲNH VY

Những nữ sinh miền Đất Đỏ vượt khó đến giảng đường - Ảnh 2.

Mai Yến Nhi (trái) và mẹ với nụ cười lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Học bổng "Tiếp sức đến trường" của bạn đọc Tuổi Trẻ, các nhà hảo tâm là món quà thiết thực để các em có được tương lai tươi sáng.

Vừa làm đơn xin học bổng, vừa khóc

Mai Yến Nhi (18 tuổi, sinh viên năm nhất khoa công nghệ thực phẩm - Đại học Nông lâm TP.HCM) cùng mẹ và em trai sống với ông bà ngoại ở xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng hơn 2 tháng qua, vì dịch COVID-19, ba mẹ con phải ở nhờ trong nhà của dì ruột Yến Nhi ở TP Bà Rịa.

Chị Võ Thị Kim Sương một mình nuôi ba con ăn học 15 năm nay. Yến Nhi là con thứ hai của chị. Những ngày "bình thường mới", không có dịch COVID-19, chị làm phụ bếp trong trường mầm non tư thục với lương mỗi tháng 4-5 triệu đồng. Nay dịch giã, nhà trường đóng cửa, cuộc sống của mẹ con chị Sương khó khăn thêm bội phần. 

Một mình chị, với bệnh khớp, không đủ sức khỏe nên càng ngày gia đình chị càng khó khăn. Những lúc như vậy, chị lại phải nhờ vả đến sự giúp đỡ của bà con thân thuộc. 

"Họ có hai vợ chồng, nuôi ba con ăn học còn khó, huống chi, tui một mình. Nhưng dù khó khăn đến mấy, tui cũng ráng bò, ráng lết cho các con được đi học. Bắt con nghỉ học, tôi không chịu nổi", chị Sương tâm sự.

Không phụ lòng mẹ, anh em Yến Nhi đều chăm học. Anh trai Nhi hiện là sinh viên năm thứ 3 Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Còn Nhi vừa trúng tuyển vào trường đại học Nông lâm. Những ngày này phải học online nhưng Yến Nhi không có máy tính, mà phải dùng chiếc điện thoại cũ đã chai pin của người thân học tạm.

Được sự giới thiệu của cô Nguyễn Thị Xuân - Trường THCS Láng Dài, chị Sương và cháu Yến Nhi đã làm đơn xin học bổng "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ. "Tui động viên mãi, cháu mới  Tuổi Trẻ. Mà cháu vừa làm, vừa khóc vì tủi thân", chị Sương kể.

Nữ sinh sống cùng bà ngoại và ước mơ nghiên cứu về tôn giáo

Đó là em Nguyễn Trịnh Trà My - hiện ở cùng bà ngoại đã gần 80 tuổi ở ấp Cây Cám, xã Láng Dài. Trà My vừa trúng tuyển vào khoa tôn giáo học - Trường đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP.HCM.

Trà My cần lắm bàn tay tiếp sức đến giảng đường - Video: ĐÔNG HÀ - HUỲNH VY - TRINH TRÀ

Những nữ sinh miền Đất Đỏ vượt khó đến giảng đường - Ảnh 4.

Nguyễn Trịnh Trà My cùng bà ngoại rau cháo qua ngày, vượt khó để được đến giảng đường đại học - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Từ nhỏ, Trà My và em trai là Nguyễn Hoàng Huy (hiện học lớp 7) phải sống cùng bà ngoại, vì mẹ đi làm nay đây mai đó, cha đi biệt xứ. Những năm học cấp 3, Trà My làm thêm ở quán trà sữa, rửa chén ở nhà hàng để kiếm tiền trang trải. Ngoài ra, em cũng nhận được sự giúp đỡ của những doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong huyện Đất Đỏ. 

Khi nói về cháu của mình, bà Lê Thị Thu Mỹ xúc động và nước cứ nhòe trong mắt. "Các cháu tui yêu quý, thương bà ngoại lắm. Nhà khó nhưng tui cũng mừng là các cháu ngoan ngoãn, biết yêu thương đùm bọc nhau và đều ráng học hành để có tương lai tốt đẹp", bà nói.

Từ tháng 4-2020, Trà My bắt đầu ăn chay trường và thấy mình phù hợp, thích với ngành tôn giáo. "Nếu được, em sẽ học cao hơn nữa, học nhiều hơn nữa để nghiên cứu về tôn giáo", Trà My tâm sự. 

"Kêu nghỉ học là khóc"

Ở xã Láng Dài có một nữ sinh cùng trang lứa với Yến Nhi và Trà My, là em Nguyễn Thị Ngọc Tuyền. Gia cảnh của Tuyền cũng khó khăn và rất cần nhận sự giúp đỡ, sẻ chia từ các nhà hảo tâm để đến với giảng đường khoa quản trị kinh doanh - Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.

Hiện lớp, khoa của Tuyền đã học online nhưng nữ sinh không có máy tính để học. "Vì quá khó khăn nên mấy lần tôi đã kêu cháu nghỉ học. Nhưng cháu khóc vì thích đi học nên gia đình ráng cho cháu", chị Huỳnh Thị Ngọc Hải - mẹ Ngọc Tuyền - vừa kể vừa khóc.

3- nguyen thi ngoc tuyen

Nữ sinh Nguyễn Thị Ngọc Tuyền và mẹ - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Những nữ sinh miền Đất Đỏ vượt khó đến giảng đường - Ảnh 7.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Cậu bé mồ côi cha thành thủ khoa vùng ‘đất học’ được miễn học phí năm đầu

TTO - Nguyễn Tấn Phát (18 tuổi, ngụ ấp An Phú A, xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) - cậu bé mồ côi cha, thủ khoa khối tự nhiên kỳ thi THPT 2021, thủ khoa ngành CNTT - được Trường ĐH SPKT Vĩnh Long trao học bổng miễn học phí năm đầu tiên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không gọi nhập ngũ công dân cận thị hơn 1,5 diop, viễn thị

Đó là một trong những nội dung có trong thông tư vừa được Bộ Quốc phòng ban hành liên quan việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Không gọi nhập ngũ công dân cận thị hơn 1,5 diop, viễn thị

Dành mùa hè tình nguyện dạy tiếng Anh

Giữa cái nắng đầu tháng 7, các lớp học thuộc dự án "Nắng cao nguyên" của nhóm học sinh từ TP.HCM vẫn miệt mài với các học sinh tiểu học ở Đắk Lắk.

Dành mùa hè tình nguyện dạy tiếng Anh

Hàn Quốc đề xuất cho trẻ trên 14 tuổi có quyền tự quyết về xét nghiệm gene

Từ năm sau, thanh thiếu niên Hàn Quốc từ 14 tuổi trở lên có thể tự quyết việc làm xét nghiệm gene ngoài cơ sở y tế.

Hàn Quốc đề xuất cho trẻ trên 14 tuổi có quyền tự quyết về xét nghiệm gene

6 sinh viên Việt Nam thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới tại Mỹ

Cuộc thi Tin học văn phòng thế giới - Viettel 2025 đã chọn ra được 6 sinh viên đại diện cho Việt Nam tham dự Vòng chung kết thế giới tại Orlando và Florida - Mỹ.

6 sinh viên Việt Nam thi Vô địch Tin học văn phòng thế giới tại Mỹ

Lan tỏa những tấm gương liêm chính 'không vụ lợi' trong ngành thanh tra

Phó tổng Thanh tra Chính phủ kỳ vọng những câu chuyện về sự tận tụy, liêm chính của cán bộ thanh tra sẽ được lan tỏa.

Lan tỏa những tấm gương liêm chính 'không vụ lợi' trong ngành thanh tra

An Giang thành lập 102 đội hình tình nguyện giúp xã, phường và đặc khu

Hàng trăm tình nguyện viên thanh niên tại An Giang được huy động để hỗ trợ chính quyền địa phương trong chuyển đổi số. Đặc biệt, bố trí cán bộ đoàn túc trực tại các Trung tâm hành chính công xã, phường và đặc khu để giúp đỡ người dân.

An Giang thành lập 102 đội hình tình nguyện giúp xã, phường và đặc khu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar