14/04/2021 19:21 GMT+7

Những người nghỉ việc ở Bệnh viện Bạch Mai nói gì?

L.ANH
L.ANH

TTO - 221 người nghỉ việc ở Bệnh viện Bạch Mai từ 2020 đến nay và đây được cho là bất thường tại bệnh viện xếp vào loại lớn nhất nước. Tuổi Trẻ Online đã gặp một số người trong số này.

Những người nghỉ việc ở Bệnh viện Bạch Mai nói gì? - Ảnh 1.

Bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều thay đổi tốt về cảnh quan, diện mạo trong 1 năm qua - Ảnh: L.ANH

Những thay đổi, sắp xếp lại công việc, áp lực tại bệnh viện trong 1 năm qua là điều mà những người đã nghỉ việc nói đến nhiều nhất. Có bác sĩ rời Bạch Mai đi làm việc tại bệnh viện tư, lĩnh lương cao, vẫn chia sẻ tình yêu với Bạch Mai sâu nặng, bác sĩ đã hầu như không ngủ trong suốt 3 đêm trước khi quyết định rời bệnh viện.

Những số phận con người

Một người trong số này là chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn, đã có hơn 30 năm làm kiểm soát nhiễm khuẩn, nhưng sắp xếp lại, bác sĩ này được điều chuyển sang kiểm soát chất lượng. "Tôi muốn ở lại làm bác sĩ bình thường cũng được nhưng không được chấp thuận, vì vậy tôi xin nghỉ việc" - bác sĩ cho biết.

Gia đình chị N.T.T. hiện sống ở phố Phương Mai, Hà Nội, chồng chị là nhân viên của đơn vị dịch vụ Bệnh viện Bạch Mai và đã làm việc tại đây từ năm 2004, đến lúc bị nghỉ việc năm 2020 là có 16 năm làm việc tại bệnh viện.

"Chồng tôi phải nghỉ việc từ tháng 5-2020, khi nghỉ được hỗ trợ 3 tháng lương và chỉ được thông báo trước khi nghỉ mấy ngày. Đúng lúc dịch bệnh như thế, thu nhập đã kém, xin việc cũng không có, đang làm hàng chục năm tự nhiên mất việc nên có người trầm cảm. Hôm thông báo nghỉ, bệnh viện bảo mặc đồng phục sang, ban đầu háo hức lắm vì nghĩ làm lâu năm nên yên tâm, nhưng chồng tôi về nằm vật ra giường nói "nghỉ hết rồi", 40 tuổi rồi" - chị kể.

Có hơn 100 người trong số 221 người nghỉ việc tại Bạch Mai thời gian qua là nhân viên đơn vị dịch vụ, nhà thuốc bệnh viện, đây là những người khó khăn, nhiều người sau khi nghỉ việc vẫn chưa tìm được công việc mới, đang đi giao hàng, chạy xe ôm kiếm sống, việc phải nghỉ việc đã thay đổi cuộc sống của họ.

Nhưng ngay cả những người trình độ cao trong số 48 người có trình độ từ đại học đến thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư đã rời Bạch Mai thì cũng có người hiện vẫn chưa tìm công việc mới, vẫn đang "nghỉ hoàn toàn" sau hàng chục năm dài gắn bó với bệnh viện.

Theo ông Đỗ Văn Thành, trưởng phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện Bạch Mai, vì dịch COVID-19 bệnh viện bị phong tỏa, lượng bệnh nhân giảm, doanh thu của bệnh viện đã giảm 30% năm 2020, vì thế thu nhập cũng giảm theo ít nhất 30%. Thực tế theo các bác sĩ, thu nhập của họ đã giảm 50% trong thời gian qua.

Áp lực thay đổi

Không khó để nhận thấy những thay đổi ở Bệnh viện Bạch Mai hiện nay, ở cảnh quan, ở tiện ích dành cho người bệnh, người nhà. Và với nhân viên y tế, đã có những đổi mới về yêu cầu đối với công việc.

Hôm 4-2 vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai đã có quyết định kỷ luật 6 cán bộ, trong đó có 2 cán bộ lãnh đạo cấp khoa, phòng vì lý do vi phạm quy định, thực hiện khám, chữa bệnh ngoài phạm vi bệnh viện trong giờ hành chính; vi phạm quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp, gây bức xúc cho người nhà bệnh nhân, ảnh hưởng mối quan hệ đồng nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài mức phạt rất nặng đối với những người vi phạm kỷ luật, bệnh viện còn phạt luôn cả đơn vị mà người đó làm việc. Mức phạt đối với tập thể cũng rất nặng: cắt toàn bộ danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cả năm.

"Các trường hợp bị kỷ luật đều theo khung và đều được cân nhắc rất kỹ, việc kỷ luật cả tập thể xuất phát từ yếu tố phòng hơn là chữa, một người làm sai cả đơn vị bị ảnh hưởng, từ đó thay đổi hẳn tinh thần thái độ phục vụ, phòng ngừa sai sót rất tốt" - ông Thành cho biết.

Nhưng ông Thành cũng thừa nhận việc "quyết liệt để thay đổi cũng tạo ra áp lực cho người lao động", mặc dù những thay đổi theo ông là đã dẫn đến kết quả, "như khoa khám bệnh trước bị ca thán nhiều, nay có nhiều thư khen".

Ông Thành cũng cho rằng hiện Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tự chủ hoàn toàn, nhưng viện phí mới thu 4/7 yếu tố, chưa tính khấu hao máy móc, chi phí quản lý, chi phí đào tạo.

Trong khi năm 2020 vừa qua do rắc rối xung quanh dịch vụ xã hội hóa và liên doanh liên kết, bệnh viện đã đưa giá thiết bị liên kết, xã hội hóa về bằng giá bảo hiểm y tế, nguồn thu giảm. Đây là một trong những yếu tố làm thu nhập cán bộ bệnh viện giảm.

221 người rời bệnh viện, nhưng lại có 506 người về, bề ngoài, việc đi - ở đều là bình thường, nhưng đây là điều chưa từng xảy ra ở Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đã có lịch sử gần 110 năm và có thương hiệu mạnh hàng đầu cả nước.

Các bệnh viện đều đã phải thay đổi để cạnh tranh, Bạch Mai cũng thay đổi, nhưng giữ thương hiệu bệnh viện làm sao sau những sóng gió vừa qua để y bác sĩ khám chữa bệnh tốt nhất?

Vì sao 221 bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Bạch Mai nghỉ việc?

TTO - Tại sao có gần 100 nhân lực trình độ cao cùng hàng trăm nhân viên khác xin nghỉ việc, rời khỏi Bệnh viện Bạch Mai?




L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar