14/12/2014 08:00 GMT+7

Những người hàng xóm tốt bụng

A LỘC - LÊ NGỌC HẠNH
A LỘC - LÊ NGỌC HẠNH

TT - Có một bếp ăn từ thiện phục vụ các món chay cho những người lao động nghèo, sinh viên, người già neo đơn của một nhóm phụ nữ tốt bụng là hàng xóm của nhau.

Bà Mai lấy thức ăn cho một người bán vé số - Ảnh: A.Lộc

“Đại bản doanh” của bếp ăn là sân và thềm nhà 193 Nguyễn Văn Tiết, P.Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương do chị Nguyễn Thị Phương đứng tên thuê. Không ầm ĩ khoa trương, trên tường nhà chỉ dán tờ giấy đề dòng chữ “cơm chay từ thiện” nhưng nơi đây đã trở thành địa chỉ thân quen của nhiều người nghèo.

Bà Văn Nguyệt Ánh - chủ tịch UBND phường Phú Cường - cho biết bếp ăn không có tên này là một trong ba bếp ăn từ thiện tại phường.

Dù mới thành lập chưa lâu nhưng cơ sở này đã góp phần chia sẻ và giúp đỡ một số đối tượng khó khăn, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người VN. 

Giữ xe miễn phí tại chùa Hội Khánh (TP Thủ Dầu Một), chị Ngọc Nguyên (bạn trọ của chị Phương) thường xuyên tiếp xúc với người lao động có hoàn cảnh hết sức khó khăn nên nung nấu ý định thành lập bếp ăn miễn phí cho họ.

Biết chuyện, chị Phương ủng hộ ngay. Đầu tháng 2-2014, quán ra đời từ một phần hỗ trợ của chị Phương và khoản tiền chị Nguyên tích cóp trong bốn năm bán nhang, vé số.

Bếp ăn không có tên vì “ở đây không có ai làm chủ ai, tất cả đều là chủ, là nhân viên như nhau”.

Do nằm trên tuyến đường khá vắng nên những ngày đầu mới mở chẳng ai vào ăn. Thấy vậy, bà Hải Âu (chủ khu trọ) gặp ai ăn mặc bình dị, khó khăn đi ngang qua đều mời vào dùng thử.

Rồi tiếng lành đồn xa, người đến ăn trưa ngày càng nhiều. Có hôm bếp phục vụ gần 200 suất cơm. Chị Nguyên phải nghỉ việc giữ xe, chỉ lấy vé số về nhà bán.

Sau một thời gian hoạt động, hàng xóm thấy việc làm của các chị “tuy nhỏ mà lớn” nên chung tay góp sức, người bao gạo, gia vị, người quyên tiền mua rau, tàu hủ... để duy trì hoạt động của bếp ăn, ngoài ra còn có rau quả của chùa và khách vãng lai tặng.

Chị Hồng Hoa, nhà tài trợ hầu hết tàu hủ miếng cho bếp ăn, thường được gọi đùa là chị Hoa “tàu hủ”. Sáng sáng, vợ chồng chị thường chở một xe rau củ quả, tàu hủ đến rồi vào bếp phụ sơ chế đồ ăn trước khi đi làm. “Mọi người tự động góp chứ chị không kêu gọi, vận động ai cả” - chị Nguyên cho biết.

Tình nguyện viên thường xuyên của bếp ăn còn có bà Hằng, bà Bạch Mai, bà Cúc (giáo viên hưu trí), bà Năm, anh Hải... tất cả đều là hàng xóm của nhau. Chẳng ai nhắc ai, cứ hơn 6g sáng mọi người đã tụ tập nấu nướng, chuẩn bị cơm hộp cho “khách” đến hơn 1g chiều mới về.

Người trẻ nhất là chị Nguyên (43 tuổi), còn “già làng” là bà Hải Âu (73 tuổi), thường xuyên phải tập vật lý trị liệu. Khi vợ “tả xung hữu đột” trong bếp thì ông Nguyễn Công Thành - chồng bà Bạch Mai - nhận nhiệm vụ mang cơm đến tận nhà cho một số người bệnh nặng không tự đến ăn được.

A LỘC - LÊ NGỌC HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar