10/05/2023 21:22 GMT+7

Những người đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ đến từ ven biển Trung Quốc?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy những người đặt chân lên châu Mỹ đầu tiên đến từ các vùng đất ngày nay thuộc Trung Quốc.

Những người đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ đến từ ven biển Trung Quốc? - Ảnh 1.

Những người châu Mỹ bản địa ở bang Arizona (Mỹ) - Ảnh: AFP

Là một trong những châu lục cuối cùng con người định cư, câu hỏi làm sao nhân loại tới châu Mỹ luôn là vấn đề làm đau đầu giới học giả. Một giả thuyết mới, với bằng chứng khảo cổ, vừa được công bố trên tạp chí Cell Reports ngày 9-5. 

Ông Yu-Chun Li, đồng tác giả nghiên cứu, tin rằng những người đầu tiên di cư đến Mỹ có nguồn gốc từ các vùng đất ngày nay ven biển phía bắc Trung Quốc. Đã có hai lần di cư đến Bắc Mỹ như vậy trong lịch sử loài người.

Trong đợt di cư thứ hai, một số người đã ở lại Nhật Bản. Điều này có thể giúp giải thích những điểm tương đồng ở đầu mũi tên và giáo thời tiền sử được tìm thấy ở châu Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Người ta từng tin rằng những người Siberia cổ đại là tổ tiên duy nhất của người châu Mỹ bản địa. Họ đã đi qua một dải đất từng tồn tại ở eo biển Bering nối Nga và Alaska hiện nay.

Nhưng các nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy có sự đa dạng trong nguồn gốc của người bản địa châu Mỹ. 

Những người đến từ châu Á tiền sử có thể là tổ tiên của nhiều dân tộc trên khắp châu Mỹ, bao gồm Bolivia, Brazil, Chile, Ecuador, Mexico và bang California của Mỹ.

Những người đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ đến từ ven biển Trung Quốc? - Ảnh 2.

Giả thuyết từng có một dải đất nối Alaska và Nga hiện nay là cơ sở cho nhiều giả thuyết khác về di cư của loài người đến Bắc Mỹ - Ảnh: nps.gov

Họ được gọi dưới cái tên D4h. Nhóm nghiên cứu từ Viện Động vật học Côn Minh (Trung Quốc) bắt đầu cuộc săn lùng D4h trong 10 năm. Họ kết hợp phân tích 100.000 mẫu ADN hiện đại và 15.000 ADN cổ đại trên khắp lục địa Á - Âu. 

Cuối cùng, nhóm tìm được trên 216 người đương đại và 39 người cổ đại có khả năng thuộc D4h.

Bằng cách phân tích những sự đột biến đã tích lũy theo thời gian, nhìn vào vị trí địa lý của các mẫu vật và sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon, nhóm nghiên cứu đã dần xác định được nguồn gốc và lịch sử "mở rộng dấu chân" của nhóm D4h.

Kết quả cho thấy có hai sự kiện di cư. Đầu tiên là từ 19.500 đến 26.000 năm trước, trong thời Cực đại băng hà cuối cùng, khi băng bao phủ ở diện rộng và và khí hậu ở miền bắc Trung Quốc có vẻ không mấy dễ chịu.

Lần thứ hai xảy ra trong thời kỳ băng tan, từ 19.000 đến 11.500 năm trước. Dân số bùng nổ trong giai đoạn này là nguyên nhân khiến một nhóm người đi tìm miền đất mới.

"Tuy nhiên chúng tôi không biết vị trí cụ thể ở phía bắc Trung Quốc nơi sự di cư này đã xảy ra và chính xác là sự kiện gì đã thúc đẩy cuộc di cư này", ông Li nói và cho biết vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải.

Bạch tuộc có chung tổ tiên với con người, não phát triển vượt bậc

Bạch tuộc là loài rất thông minh và một nghiên cứu mới cho thấy nguyên nhân có thể là do chúng có bộ não tương tự con người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar