19/07/2020 12:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô...

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Nấm có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Đa phần các loại nấm đều không thể nhìn thấy được vì chúng sống trong đất, chất mùn, xác sinh vật. Những loại nấm nhìn được bằng mắt thường thì đa số kỳ lạ.

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô... - Ảnh 1.

Trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bạn có thể bắt gặp những chiếc ly nhỏ màu đỏ cam trên thân cây mục - Ảnh: NEWS.CGTN

Nấm ly nước

Trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bạn có thể bắt gặp những chiếc ly nhỏ màu đỏ cam trên thân cây mục. Hình dạng lạ mắt của chúng làm bạn nhớ đến nhiều thứ như chiếc cốc, pít tông đảo ngược hay thậm chí là cốc kinh nguyệt.

Thực tế, đó không phải những chiếc ly mà là những sợi nấm ly. Nấm ly không phải là tên chính thức nhưng các nhà khoa học quen gọi chúng theo cách đó để dễ phân biệt với những loại nấm mũ khác.

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô... - Ảnh 2.

Không ai ăn chúng, ngoại trừ một số loài được dùng làm mồi câu cá - Ảnh: NEWS.CGTN

Nấm ly nhỏ xíu, thường có đường kính 2-4 cm, chỉ lớn hơn móng tay một chút. Màu sắc của nó dao động từ vàng đến cam, đỏ và một số loài có màu sắc pha các sợi sọc.

Hình dạng độc đáo như ly nước của chúng mang ý nghĩa đặc biệt với việc sinh sản. Cứ sau mỗi cơn mưa, những cây nấm này thường chứa đầy nước, gây áp lực lên bào tử.

Khi nước bay hơi dần và áp suất được giải phóng, các bào tử sẽ thoát ra và lan rộng ra nhiều nơi hơn. Nhiệm vụ sinh sản của nấm ly nhờ đó được hoàn thành.

Nấm tổ chim

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô... - Ảnh 3.

Một nấm tổ chim - Ảnh: NEWS.CGTN

Ban đầu, khi nấm còn nhỏ, cả "chiếc tổ" sẽ được bọc bằng một lớp màng màu trắng. Khi nấm lớn dần, lớp màng này bị rách và những "quả trứng" màu xám đen hoặc nâu sẫm được tiếp xúc với không khí. 

Các bào tử sinh sản lúc này cũng thoát ra ngoài theo không khí và tiếp tục một vòng đời mới.

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô... - Ảnh 4.

Quá trình sinh sản của nấm tổ chim cũng phụ thuộc nhiều vào mưa. Khi những sợi mưa rơi xuống "tổ" sẽ tạo lực đẩy đánh bật các bào tử bay ra xa - Ảnh: VCG

Nấm tổ chim thường xuất hiện bên cạnh gỗ mục hoặc phân động vật hoai mục, có hình dạng giống hệt một tổ chim với 2-4 "quả trứng" bên trong. 

 Mỗi nấm tổ chim chỉ rộng khoảng 4-8 mm, được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và ôn đới.

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô... - Ảnh 5.

Nấm mực tự tan chảy héo đi sau khi giải phóng bào tử - Ảnh: VCG

Nấm mực

Nấm mực, còn được gọi là nấm tóc giả luật sư, là một loại nấm phổ biến thường thấy mọc trên bãi cỏ và khu vực rác thải.

Ban đầu nấm mực có hình trụ tròn màu trắng, sau đó phần mũ sẽ mở ra, chuyển dần sang màu đen và tiết ra một chất dịch giống như giọt mực chứa đầy bào tử.

Điều đặc biệt là loại nấm này sẽ héo rũ trong vài giờ sau khi được hái hoặc giải phóng bào tử.

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô... - Ảnh 6.

Nấm san hô tím - Ảnh: VCG

Nấm san hô trên mặt đất

Niềm tin rằng san hô chỉ sống dưới đại dương sẽ thay đổi khi bạn nhìn thấy loại nấm này

Không giống các loại nấm thông thường có cuống và mũ, nấm thuộc họ Clavariaceae có hình dạng giống san hô. Chúng thường dài 5-12cm và rộng 2-8cm.

Giống san hô biển, nấm san hô trên cạn có nhiều màu sắc như trắng, tím, đỏ và vàng.

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô... - Ảnh 7.

Nấm san hô vàng - Ảnh: VCG

Mặc dù có màu sắc rực rỡ, nấm san hô không có mùi đặc biệt. Nó có thể ăn được với số lượng nhỏ và có vị như củ cải và dưa chuột. Màu sắc của chúng có thể biến thành màu xám hoặc nâu theo thời gian hoặc sau mưa.

Bạn có thể tìm thấy nấm san hô ở Úc, New Zealand, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á.

Nấm váy cô dâu

Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô... - Ảnh 8.

Không chỉ con người, nấm cũng muốn 'làm đẹp' - Ảnh: VCG

Sống ở vùng nhiệt đới, nấm phallus indusiatus mọc trên những thân gỗ mục trông chẳng khác nào một cô dâu trong ngày trọng đại của mình.

So với các loại nấm hình chuông khác, nấm phallus indusiatus gây chú ý với tấm mạng lưới màu trắng bất ngờ mọc ra trong đêm và tồn tại chỉ trong khoảng 10 giờ đồng hồ.

Chiều dài của tấm choàng này dao động từ 7-25cm.

Để giải phóng bào tử của nó, dưới nắp của nấm phallus indusiatus có chứa một chất nhầy thu hút côn trùng. Khi côn trùng chui vào bên trong lưới, các bào tử sẽ dính vào thân và được chúng mang đi nơi khác.

Nấm thức thần xuất hiện ở Hà Nội: đáng sợ loại ma túy gây ảo giác cực mạnh

TTO - BS Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - cho biết trung tâm tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân ngộ độc ma túy đến cấp cứu.

MINH HẢI (Tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar