03/05/2019 10:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn

LÊ THIẾT CƯƠNG
LÊ THIẾT CƯƠNG

TTO - Hơn 200 bức ký họa trực tiếp tại đường Trường Sơn trong những năm 1960-1975 được trưng bày tại triển lãm Ký ức đường Trường Sơn nhân 60 năm thành lập đường Trường Sơn huyền thoại (1959-2019).

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn - Ảnh 1.

Tranh của tác giả Hoàng Đình Tài

Hơn 200 bức ký họa trực tiếp tại trong những năm 1960-1975 của 8 họa sĩ Đào Đức, Hoàng Đình Tài, Huy Oánh, Chu Thảo, Lê Trí Dũng, Nguyễn Đức Dụ, Phạm Lực và Thanh Châu tại triển lãm Ký ức sẽ đánh dấu 60 năm thành lập đường Trường Sơn huyền thoại (1959-2019).

Tính chất vẽ nhanh, cập nhật, về người thực, cảnh thực, tình huống thực, nóng hổi như một loại báo chí bằng hội họa của ký họa từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết "Chỉ có những người trong cuộc mới vẽ được như thế" nhân dịp xem triển lãm ký họa của các họa sĩ miền Nam tại Hà Nội năm 1967.

Đặc điểm nổi bật của ký họa là tính hiện thực nên ngoài nghệ thuật, nó còn có tính thông tin, giáo dục. Chính tính thực của ký họa làm cho nó sống mãi, làm cho nó trở thành một kiểu viết sử bằng hội họa, một kiểu lưu giữ ký ức.

Chân dung mỹ thuật Việt Nam hiện đại không thể thiếu thể loại ký họa chiến tranh. Khởi đầu chính là những bức ký họa trong kháng chiến chống Pháp của thầy trò Tô Ngọc Vân trong khóa mỹ thuật kháng chiến, đến ký họa của các họa sĩ ở cả hai miền Nam và Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lịch sử mỹ thuật Việt Nam luôn song hành cùng lịch sử dân tộc cũng chính ở điều này.

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn - Ảnh 2.

Tranh của tác giả Thanh Châu

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ký họa chiến tranh lại trở thành thể loại chủ đạo của mỹ thuật Việt Nam. 30 năm chiến tranh (1945-1975) với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đương nhiên ký họa là thể loại vừa thích nghi vừa phù hợp với hoàn cảnh một cách hoàn toàn tự nhiên.

Cuộc sống trong giai đoạn chiến tranh đầy khó khăn gian khổ, họa phẩm thiếu thốn, thời gian không có nhiều. Nhịp sống lại luôn biến động, di chuyển thay đổi liên tục nên việc dùng các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa... vốn đòi hỏi thời gian sáng tác lâu là không thể.

Chỉ có ký họa trên giấy bằng bút sắt, bút chì, than hoặc điểm màu nước mới bắt kịp những diễn biến của cuộc chiến.

Ký họa chiến tranh cũng như ký họa ở đường Trường Sơn là thể loại đặc thù của hội họa Việt Nam. Phần lớn các họa sĩ là những người lính, họ vẽ về chính cuộc sống của mình. Họ vẽ mình. Bởi họ là một phần của cuộc chiến chứ không phải người ngoài, không phải đứng ngoài nhìn vào.

Tình yêu hội họa, sự say nghề và lòng yêu nước ở họ là một. Yêu vẽ với yêu nước là một. Không cố yêu vẽ và cũng không cố yêu nước. Yêu vẽ và yêu nước tự nhiên như không.

Những bức ký họa chiến tranh và những bức ký họa ở đường Trường Sơn đều có cái giá của sinh tử, của mạng sống. Cho nên đã hơn một nửa thế kỷ nhưng khi xem vẫn cảm thấy như họ vừa vẽ xong, vẫn thấy "nóng", vẫn thấy sống động, vẫn thấy đầy ắp không khí chiến tranh, vẫn "nghe" thấy tiếng đạn bom vang lên từ mỗi bức tranh.

Từ năm 1954-1975, suy cho cùng, cả dân tộc đều đi chung con đường duy nhất, con đường tiến hành cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước. Trong con đường ấy có đường Trường Sơn huyền thoại.

Con đường khát vọng và huyền thoại này từng được tái hiện trong văn chương, thi ca, nhiếp ảnh và điện ảnh. Triển lãm Ký ức đường Trường Sơn mang đến con đường Trường Sơn bằng hội họa.

Hơn 200 bức ký họa chỉ là một phần trong kho ký họa về cuộc kháng chiến chống Mỹ, về đường Trường Sơn, nhưng người xem vẫn thấy đầy đủ về cuộc sống và chiến đấu của những người lính Trường Sơn cũng như những đoàn quân đã đi qua con đường này, đã "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" (thơ Tố Hữu).

Gian nan vất vả cống hiến, xả thân, hi sinh anh dũng... - không một từ nào có thể mô tả được hết về những người lính Trường Sơn.

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn - Ảnh 3.

Tranh của tác giả Phạm Lực

Đường Trường Sơn nối ba miền Bắc, Trung, Nam, cũng là con đường biểu tượng ý chí thống nhất đất nước, con đường của tình quân dân cũng như tình cảm của các tộc người thiểu số với cách mạng, con đường của lực lượng thanh niên xung phong, của tình hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia.

Mỗi quốc gia đều có một căn cước, một dấu vân tay của mình. Trong dấu vân tay Việt Nam ấy có những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, mà những bức ký họa giữa đường Trường Sơn mang một phần ký ức quan trọng trở về.

Giám tuyển Triển lãm tranh/ký họa Ký ức đường Trường Sơn (khai mạc ngày 26-4-2019 tại Trung tâm nghệ thuật đương đại VCCA (Hà Nội), kéo dài hết ngày 26-5-2019).

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn - Ảnh 4.

Tranh của tác giả Chu Thảo

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn - Ảnh 5.

Tranh của tác giả Đào Đức

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn - Ảnh 6.

Tranh của tác giả Huy Oánh

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn - Ảnh 7.

Tranh của tác giả Lê Trí Dũng

Những ký họa cháy bỏng giữa đường Trường Sơn - Ảnh 8.

Tranh của tác giả Nguyễn Đức Dụ

TTO - Nhóm bạn trẻ gồm bảy người thuộc Đội công tác xã hội thanh niên TP.HCM đã có chuyến hành trình bằng xe máy về với những địa chỉ đỏ theo cung đường Trường Sơn huyền thoại.

LÊ THIẾT CƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar