06/05/2019 16:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những khoảnh khắc không thể nào quên của 'Điện Biên năm ấy'

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Toàn cảnh về những tháng ngày gian lao trên Điện Biên để làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ 'chấn động địa cầu' qua các sáng tác của nhiều danh họa đang được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 1.

Tác phẩm sơn mài 'Kéo pháo lên Điện Biên' của Dương Hướng Minh

Triển lãm có chủ đề Điên Biên năm ấy do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thực hiện, giới thiệu 39 tác phẩm mỹ thuật trên nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, tranh giấy, điêu khắc… được 27 hoạ sĩ như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sáng, Nguyễn Trọng Kiệm, Dương Hướng Minh, Mai Văn Hiến… sáng tác trong và sau thời gian diễn ra chiến dịch .

Nhiều tác phẩm lần đầu tiên ra mắt công chúng. Cũng có những tác phẩm được sáng tác rất mới, vào năm 2009.

Không gian rộng lớn phủ đầy tranh tượng về đề tài cuộc kháng chiến chống Pháp tại Điện Biên của phòng triển lãm chuyên đề - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho người xem một mường tượng sống động về những tháng ngày gian khổ, khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 2.

Một góc triển lãm - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Đó là những người lính băng rừng, lội suối, cần mẫn hành quân xuyên đêm trong bức tranh Hành quân qua suối của Tô Ngọc Vân, và Hành quân đêm của Trần Đình Thọ.

Là những chiến sĩ vượt đèo kéo pháo, đẩy pháo lên cứ điểm Điện Biên Phủ đầy nhọc nhằn, gian truân nhưng không kém phần lãng mạn qua tác phẩm Kéo pháo Điện Biên của Trần Đình Thọ, Kéo pháo của Dương Hướng Minh.

Những trận đánh thể hiện nghệ thuật quân sự đỉnh cao (Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ của Thế Vy; Đánh chiếm điểm cao của Lê Vinh, Điện Biên năm ấy của Cao Trọng Thiềm).

Đồng thời khán giả cũng thấy được sự hy sinh quên mình, xả thân vì Tổ quốc trong tác phẩm Tô Vĩnh Diện chèn pháo của Dương Hướng Minh, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng của Lê Vinh.

Đặc biết là niềm xúc động khi người xem gặp gỡ tình quân dân nồng ấm qua tác phẩm Gặp nhau của Mai Văn Hiến hay giây phút thảnh thơi lắng nghe tiếng hát giữa rừng qua tác phẩmTiếng hát mùa chiến dịch của Mai Văn Hiến...

Những khoảnh khắc xúc động này đã được những người nghệ sĩ, trong đó có người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ như hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, ghi lại thật sinh động và chân thực.

Triển lãm mở cửa miễn phí đến ngày 10-5.

Một số tác phẩm tại triển lãm:

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 3.

Tác phẩm lụa Dân quân áo chàm của Nguyễn Thụ - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 4.

Tác phẩm Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ của Thế Vỵ sáng tác năm 1966 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 5.

Tác phẩm Trong vùng kháng chiến của Lê Quốc Lộc sáng tác năm 1958 - THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 6.

Tác phẩm sơn mài Đường lên Điện Biên của Trần khánh Chương sáng tác năm 2005 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 7.

Tác phẩm Kéo pháo của Vũ Thắng Lợi sáng tác năm 1983 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 8.

Tác phẩm bột màu Gặp nhau của Mai Văn Hiến sáng tác năm 1954 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 9.

Tác phẩm sơn mài Đánh chiếm điểm cao của Lê Vinh sáng tác năm 1983 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 10.

Tác phẩm khắc gỗ Trung tâm Điện Biên Phủ của Huy Toàn sáng tác năm 1958 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 11.

Ký họa chì Đèo Lũng Lô của Tô Ngọc Vân vẽ năm 1954 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 12.

Tác phẩm lụa Hành quân mưa của Phan Thông sáng tác năm 1958 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 13.

Ký họa Hành quân qua suối của Tô Ngọc Vân- Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 14.

Màu nước Buổi sáng ở bản Thơm của Ngô Minh Cầu sáng tác năm 1963 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 15.

Bác đi chiến dịch của Nguyễn Đức Dụ sáng tác năm 1984 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 16.

Ký họa mực Hoan hô của Tô Ngọc Vân năm 1954 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 17.

Tác phẩm sơn mài Pha Đin của Cao Trọng Thiềm sáng tác năm 2003 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 18.

Tác phẩm sơn dầu Rời lều có Bác tiếp tục hành quân của Nguyễn Trọng Kiệm sáng tác năm 1985 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 19.

Tác phẩm sơn mài Qua bản cũ của Lê Quốc Lộc sáng tác năm 1957 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 20.

Tác phẩm Sơn mài Kéo pháo của Dương Hướng Minh sáng tác năm 1957 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 21.

Tác phẩm sơn mài Trú mưa của Nguyễn Sáng sáng tác năm 1960 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 22.

Tác phẩm sơn mài Nắng chiều của Phan Trọng Thiềm sáng tác năm 1994 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 23.

Điêu khắc đồng Cả nước ra trận của Lưu Danh Thanh - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 24.

Tác phẩm sơn mài Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An sáng tác năm 1955 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Những khoảnh khắc không thể nào quên của Điện Biên năm ấy - Ảnh 25.

Điêu khắc đồng Bác Hồ 1954 của Vũ Nguyễn Ngọc Chi sáng tác năm 2002 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

TTO - Chiều 15-12, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long (Hà Nội) khai mạc triển lãm trận chiến Điện Biên Phủ trên không và căn hầm chỉ huy tác chiến T1.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar