12/07/2018 10:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những ‘đụn cát ma quái’ trên sao Hỏa tiết lộ gì về sự sống?

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Nghiên cứu khoa học mới nhất cho rằng các dạng thức tồn tại địa lý từ thời cổ xưa trên bề mặt sao Hỏa đã tiết lộ thông tin thuyết phục về khả năng sự sống từng có ở nơi này.

Những ‘đụn cát ma quái’ trên sao Hỏa tiết lộ gì về sự sống? - Ảnh 1.

Hàng trăm đụn cát ma quái hình lưỡi liềm lỗ chỗ trên bề mặt sao Hỏa - Ảnh: NASA

Hàng trăm "đụn cát ma quái" hình lưỡi liềm lỗ chỗ trên bề mặt sao Hỏa có thể tiết lộ những bằng chứng mới về khả năng tồn tại của sự sống vi khuẩn cổ xưa trên hành tinh Đỏ.

Những lỗ sâu này đánh dấu vị trí các đụn cát lớn được vun lên cao hàng trăm bộ (feet) so với bề mặt từ hàng tỉ năm về trước.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin về điều kiện thời tiết của sao Hỏa trong quá khứ cũng như những thay đổi về gió trên sao Hỏa, các nhà nghiên cứu cho rằng việc xuất hiện các đụn cát ma quái có thể là mục tiêu hữu ích trong cuộc săn lùng và tìm kiếm dấu vết của sự sống cổ xưa trên hành tinh Đỏ, bởi có thể chúng từng là nơi các vi khuẩn trú ẩn để tránh những luồng bức xạ khắc nhiệt của môi trường.

Quan điểm này được các nhà nghiên cứu trình bày và giải thích trong bài báo khoa học mới xuất bản trên tạp chí Journal of Geophysical Research: Planets.

Theo đó, nhóm nghiên cứu cho rằng các đụn cát ma quái đó có thể là dấu vết còn lại sau quá trình phun trào dung nham của núi lửa, hay là những trầm tích còn lại sau khi bị nước nhấn chìm các cấu trúc bằng cát và bảo lưu quá trình đó cho tới hàng tỉ năm sau.

Những cấu trúc rõ ràng và nổi bật này cũng đã được quan sát thấy trên Trái đất và trong các hình ảnh vệ tinh chụp những vùng khác nhau của sao Hỏa như ở lòng chảo Hellas và khu vực mê cung Noctis Labyrinthus.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hơn 480 đụn cát ma quái như thế ở khu vực Noctis Labyrinthus và hơn 300 đụn ở phía đông lòng chảo Hellas. Ở hai khu vực này, độ cao trung bình của các đụn cát lần lượt là 130 bộ và 246 bộ (39,6 m và 74,9 m).

TTO - Tên khoa học của vi khuẩn là Planococcus halocryophilus. Khám phá này giúp giới khoa học có thêm hi vọng tìm thấy sự sống trên sao Hỏa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Một vật thể liên sao đang di chuyển nhanh qua Hệ Mặt trời của chúng ta và mới chỉ là vật thể liên sao thứ ba được phát hiện cho đến nay.

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Trong cơn mưa dông sáng 3-7, tại Hà Nội sấm sét đánh liên hồi, trong đó có cú sét đánh xuống nhà dân ở khu vực Cổ Linh, Hà Nội.

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar