02/04/2023 14:19 GMT+7

Những ‘đại gia’ đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là ai?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam cấp mới và điều chỉnh đạt gần 119,5 triệu USD (bằng 56,5% so với cùng kỳ).

Những ‘đại gia’ đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là ai? - Ảnh 1.

Công nhân chăm sóc cây trồng ở nông trường của HAGL Agrico - Ảnh: Web HAGL Agrico

Khai khoáng và nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, thông tin truyền thông bứt phá mạnh

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 11 ngành. Trong đó thông tin và truyền thông dẫn đầu với 3 dự án đầu tư mới và 1 lượt điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 105,4 triệu USD, chiếm 88,2% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. 

Có 15 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, dẫn đầu là Singapore với 1 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 105,5 triệu USD, chiếm 88,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Israel, Campuchia, Úc, Thái Lan, Lào…

Lũy kế đến ngày 20-3-2023 Việt Nam đã có 1.625 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 21,9 tỉ USD. Trong đó, có 141 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,67 tỉ USD, chiếm gần 53,3% tổng vốn đầu tư cả nước.

Những ‘đại gia’ đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là ai? - Ảnh 2.

Các ngành khai khoáng; nông, lâm nghiệp và thủy sản hút vốn đầu tư Việt nhiều nhất - Ảnh: T.V

Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,8%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,7%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,5%); Campuchia (13,5%); Venezuela (8,3%)…

Ngành khai khoáng chiếm tỉ trọng lớn, chủ yếu là các khoản đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên. Khai khoáng và nông lâm ngư nghiệp chiếm gần phân nửa khoản đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Những đại diện của ngành khai khoáng và nông lâm ngư nghiệp

Công ty cổ phần khoáng sản Á Châu cũng nắm giữ nhiều khoản đầu tư vào các công ty ở Lào. Tờ Vientiane Times cho biết Việt Nam đã đầu tư hơn 815 triệu USD vào lĩnh vực thủy điện và khai thác mỏ ở tỉnh Attapeu, miền Nam nước Lào. 

Những năm gần đây, Chính phủ Lào siết chặt điều khoản đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng, yêu cầu chủ đầu tư chứng minh tài chính và kinh nghiệm khai thác nhằm tối ưu hóa nguồn lợi khoáng sản.

Tỉnh Attapeu đồng thời nhận đầu tư lớn từ Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico). Hiện công ty đang vận hành 1 nhà máy chế biến mủ cao su có công suất 25.000 tấn/năm tại đây cùng hàng chục nghìn ha nông trường trái cây. 

Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của HAGL Agrico lại kém khả quan vì năm 2022 đơn vị ghi nhận doanh thu giảm 40% và lỗ 3.565,77 tỉ đồng, gấp 3 lần khoản lỗ năm 2021.

Thông tin truyền thông có đà tăng trưởng mạnh mẽ

Đứng thứ ba trong khu vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam là ngành thông tin truyền thông với đại diện tiêu biểu là Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (VGI). 

VGI có 9 mạng viễn thông tại 9 quốc gia với gần 51 triệu thuê bao. Tổng dân số các thị trường đang kinh doanh đạt 220 triệu người, gấp 2,2 lần dân số Việt Nam. Trong năm 2022, doanh thu của VGI tăng hơn 22%, còn lợi nhuận tăng gấp 4,4 lần, đạt 1.540,7 tỉ đồng.

Một đại diện khác là Tập đoàn FPT (FPT) với mạng lưới 290 trụ sở, văn phòng, chi nhánh tại 4 châu lục, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, là đối tác quan trọng của hàng trăm tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, đối tác công nghệ cấp cao của GE, Airbus, Siemens, Microsoft, Amazon Web Services, SAP.

Doanh thu của FPT năm 2022 đạt 44.010 tỉ đồng, tăng 23,4% so với năm 2021. Trong đó doanh thu từ thị trường nước ngoài đóng góp 41,2%. Năm 2022, FPT mở 4 văn phòng mới tại Mỹ, Đan Mạch, Nhật Bản và Thái Lan, sở hữu 31 dự án quy mô trên 5 triệu USD, doanh số ký từ thị trường nước ngoài đạt 1 tỉ USD.

Nhìn chung, bức tranh đầu tư ra thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt có đủ mọi gam màu sáng tối. Chiến lược kinh doanh đều được các doanh nghiệp nghiên cứu sâu rộng trước khi triển khai bởi tình hình địa chính trị biến động khó lường và phức tạp. Dịch COVID-19 làm gián đoạn sản xuất kinh doanh nhưng cũng là động lực lớn lao cho công tác chuyển đổi số.

Doanh thu nghìn tỉ của quỹ ngoại đến từ đâu?

Trong vòng 10 năm qua, số lượng quỹ đầu tư tại Việt Nam, bao gồm quỹ trong nước và quỹ ngoại đã tăng gấp gần 3 lần, từ 23 quỹ (năm 2011) lên 62 quỹ (tháng 9-2021).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar