16/10/2021 18:23 GMT+7

Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài hơn 6,7 tỉ USD, đang lỗ trên 1,1 tỉ USD

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Tính đến hết năm 2020, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước đã đầu tư ra nước ngoài hơn 6,71 tỉ USD. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh vẫn chưa như kỳ vọng khi số lỗ lũy kế lên tới 1,17 tỉ USD.

Doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài hơn 6,7 tỉ USD, đang lỗ trên 1,1 tỉ USD - Ảnh 1.

Một số dự án thăm dò, khai thác dầu khí của PVN tại nước ngoài thời gian qua bị thua lỗ - Ảnh: PVN

Những con số trên được Chính phủ ghi nhận trong báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020, vừa gửi tới Quốc hội.

Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến 31-12-2020, có 28 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước (không bao gồm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước) đã thực hiện 131 dự án đầu tư ra nước ngoài. Riêng trong năm 2020, có thêm 1 dự án đầu tư tại Lào của Tổng công ty Hợp tác kinh tế.

Số vốn đầu tư ra nước ngoài trong năm 2020 của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước khoảng 129,9 triệu USD. Nguồn vốn này chủ yếu được bơm vào các công ty con của các đơn vị: Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Quân đội (Viettel).

Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đã giải ngân tính đến cuối năm 2020 của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước khoảng 6,71 tỉ USD, tương đương khoảng 50% tổng vốn đăng ký.

Trong đó, PVN có số vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, khoảng 3,97 tỉ USD, chiếm 59% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước. Tiếp theo là các tập đoàn Viettel đầu tư ra nước ngoài khoảng 1,45 tỉ USD, VRG đầu tư ra nước ngoài 925,8 triệu USD.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang đầu tư tại 26 quốc gia trên thế giới, lĩnh vực tập trung đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước là: dầu khí, viễn thông, trồng và chế biến cây cao su, khai thác khoáng sản, xây lắp, thương mại, vận tải hàng không. Trong đó lĩnh vực trồng và chế biến cây cao su đứng đầu với 33 dự án, viễn thông đứng thứ 2 với 32 dự án, dầu khí đứng thứ 3 với 31 dự án.

Xét theo vùng lãnh thổ, Campuchia đứng đầu về thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước tại Việt Nam với 41 dự án, đứng thứ hai là Lào 32 dự án, tiếp theo Malaysia 9 dự án, Singapore 8 dự án, Nga và Myanmar cùng 5 dự án, Peru 4 dự án.

Về thu hồi vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước tại nước ngoài, theo báo cáo của Chính phủ, tổng số vốn các doanh nghiệp thu hồi trong năm 2020 là 248,58 triệu USD.

Nguồn tiền thu hồi này chủ yếu từ các dự án của Viettel (128,53 triệu USD, trong đó lợi nhuận 70,51 triệu USD); PVN thu hồi được 110,6 triệu USD, lợi nhuận thu về nước là 45,4 triệu USD; còn lại 5 doanh nghiệp khác chuyển về nước số tiền 2,52 triệu USD. Có 21 doanh nghiệp không phát sinh số thu hồi, chuyển về nước trong năm 2020.

Cũng trong năm 2020, có 121/131 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, 32 dự án không phát sinh doanh thu, 89 dự án có doanh thu, với tổng doanh thu tại nước ngoài khoảng 5,54 tỉ USD, bằng 79% cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, có 28 dự án đầu tư bị lỗ, với tổng số lỗ 236,89 triệu USD, số lỗ của các doanh nghiệp tăng thêm 81 triệu USD so với năm 2019.

Cũng trong năm 2020, có 61 dự án đầu tư ra nước ngoài có lợi nhuận, tổng lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 426,66 triệu USD, giảm 138,34 triệu USD so với năm 2019.

Tính đến cuối năm 2020, có 46 dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước lỗ lũy kế, với tổng số lỗ lũy kế các năm lên tới 1,17 tỉ USD.

Theo đánh giá của Chính phủ, trong năm 2020, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài tiếp tục gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, chưa có hiệu quả đầu tư. Đó là các dự án đầu tư vào các dự án thăm dò, khai thác dầu khí, các dự án trồng, chế biến cao su, một số dự án viễn thông có số lỗ lũy kế lớn hoặc mất quyền kiểm soát, gặp rủi ro về tỉ giá.

BẢO NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu 17 năm thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, với sự góp mặt của 330 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 vừa có công văn yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng SJC trên địa bàn phải treo bảng, để người dân nhận biết đó là điểm bán vàng miếng.

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Bàn hàng trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng qua các KOL, KOC, nhà sáng tạo nội dung số… nhưng hàng Việt có đủ sức cạnh tranh hay không?

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất các địa phương sắp xếp các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện hiện nay thành các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đặt tại xã hoặc liên xã.

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar