09/10/2019 09:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những chàng trai bền chí trong mùa trao học bổng 'Tiếp sức đến trường'

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Tự học, bền chí vượt khó là điểm nổi trội của những nam sinh Bà Rịa - Vũng Tàu, những người gửi hồ sơ đến 'Tiếp sức đến trường' của báo Tuổi Trẻ.

Những chàng trai bền chí trong mùa trao học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 1.

Sinh viên Phạm Quang Anh - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Còn đó những khó khăn trước mắt nhưng ai cũng tin tưởng rằng các bạn sẽ có ngày mai tươi sáng vì chất tự tin, bản lĩnh vượt khó toát lên từ các bạn.

Động lực nuôi ước mơ

Căn nhà nhỏ của gia đình tân sinh viên kỹ sư tài năng PFIEV - ĐH Bách khoa TP.HCM Phạm Quang Anh nằm sâu trong con hẻm trên đường 30-4, P.11, TP Vũng Tàu. Năm lớp 7, Quang Anh đã vào lớp nguồn của Trường THCS Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu. Đến những năm cấp III, Quang Anh là học sinh chuyên lý Trường chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ông Phạm Quang Trung, ba của Quang Anh, tâm sự trong suốt những năm học cấp II, cấp III đều phải đi xa nhưng con trai ông đã bền bỉ, vượt khó, bất kể nắng mưa đều có mặt ở lớp, ở trường.

Quang Anh đoạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn vật lý năm học 2019, giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia môn vật lý năm 2018 và giải nhất môn vật lý kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bạn nhận được nhiều bằng khen của bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo, chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ba của Quang Anh làm bảo vệ, mẹ bán xôi, tổng thu nhập hằng tháng chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống gia đình. "Hi vọng học bổng Tiếp sức đến trường sẽ giúp mình bớt khó khăn trong thời gian đầu, giúp mình có động lực nuôi ước mơ trở thành một kỹ sư chế tạo máy tài năng" - Quang Anh tâm sự.

Những chàng trai bền chí trong mùa trao học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh 2.

Sinh viên Hồ Văn Hoàng - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Học bổng "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ sẽ giúp ba mẹ mình giảm được phần nào áp lực và giúp mình tiến gần hơn với ước mơ được đi học.

HỒ VĂN HOÀNG

Hái tiêu, điều thuê, kiếm tiền mua sách

Gia đình của tân sinh viên Hồ Văn Hoàng ở tổ 4, ấp 5, phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là hộ nghèo. Căn nhà đơn sơ, tuềnh toàng của gia đình Hoàng là nhà thuê. Ba mẹ Hoàng người là công nhân, người buôn bán nhỏ chỉ đủ đắp đổi qua ngày.

Bằng ý chí tự học và vươn lên, Hoàng đậu vào khoa kinh tế quản trị kinh doanh Trường ĐH Ngoại thương TP.HCM. "Vì nhà quá nghèo, mình đã tính không đi học đại học nhưng được thầy cô, bạn bè động viên vượt qua" - Hoàng chia sẻ.

Những năm còn học phổ thông, cứ đến mùa thu hoạch tiêu, điều, Hoàng lại đi hái thuê để kiếm tiền mua sách vở. Những ngày lễ, tết được nghỉ học, Hoàng đi làm phục vụ ở các quán cà phê, quán ăn. "Sinh ra trong một gia đình khó khăn và đầy vất vả nhưng mình không vì thế mà nản chí, mình nghĩ cuộc sống là không ngừng cố gắng" - Hoàng tâm sự.

Hồ Văn Hoàng còn có anh trai đang học tại Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM và hai em đang học lớp 10, lớp 6 ở xã Hắc Dịch (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu), đều là học sinh giỏi. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, mẹ của Hoàng, nói: "Nhà nghèo nhưng anh em tụi nó tự học và đều học giỏi nên vợ chồng tôi mừng lắm. Chúng tôi cố gắng cho con ăn học để tụi nó có tương lai. Nhưng mừng thì mừng, mà lo cũng rất lo".

Sau này sẽ "tiếp sức" các bạn khó khăn

thang tsdt (read-only)

Tân sinh viên Trịnh Đức Thắng (phường Kim Dinh, TP Bà Rịa) trúng tuyển vào ĐH Bách khoa TP.HCM với số điểm 27,35. Đây là số điểm cao nhất khối A ở cụm thi. Thắng tâm sự, ba năm học THPT là khoảng thời gian Thắng nỗ lực nhiều nhất, tận dụng mọi lúc để tự học, học từ sách, học qua mạng Internet. Ba năm học, Thắng đều tham gia đội tuyển học sinh giỏi của trường đi thi cấp tỉnh và đều đoạt giải.

Những ngày đầu tháng 9 này, dù nhà trường đã gọi nhập học nhưng Thắng vẫn ở nhà và bảo lưu kết quả. Lý do là gia đình Thắng phải lo sắp xếp việc học cho hai em của Thắng. Ba Thắng làm công nhân ở nhà máy giấy với thu nhập chưa đầy 5 triệu đồng/tháng. Mẹ may gia công nên thu nhập bấp bênh. Căn nhà Thắng tuy có xây sạch sẽ nhưng là từ tiền vay mượn của bà con và đến giờ vẫn chưa trả hết nợ.

Thắng nói mình không muốn hai em mất đi cơ hội học hành. "Mình rất mong nhận học bổng "Tiếp sức đến trường". Sau này khi ước mơ trở thành kỹ sư máy tính thành công, nhất định mình sẽ quay lại hỗ trợ các bạn khó khăn có cơ hội học tập vì bản thân đã trải qua hoàn cảnh này" - Thắng bày tỏ.

'Tiếp sức đến trường' chia sẻ khát vọng với tân sinh viên

TTO - Tại lễ trao học bổng 'Tiếp sức đến trường', Hồng Ngọc chia sẻ: 'Nếu được ví bản thân là những chiếc chong chóng, em nghĩ niềm tin của mọi người sẽ là ngọn gió mát lành nhất giúp chúng em nâng cánh ước mơ'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar