27/08/2015 09:15 GMT+7

Những cây cầu... chờ sập

ĐỨC BÌNH (ducbinh@tuoitre.com.vn)
ĐỨC BÌNH ([email protected])

TT - Sau vài phút trấn tĩnh, lấy đà, nhóm học sinh gần chục em ở bản Tý, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) bắt đầu qua cây cầu gỗ cũ kỹ bắc qua dòng suối Thanh Mai.

Hằng ngày, học sinh ở bản Tý, bản Khuổi Dạc, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) vẫn phải qua suối trên cây cầu gỗ ọp ẹp này - Ảnh: NGỌC QUANG

Mỗi bước chân, mỗi vòng quay của bánh xe lại khiến cây cầu rung lắc, tròng trành. Ván gỗ sàn cầu khá thưa phát ra những tiếng lộc cộc khô khốc. Phía dưới, dòng suối mùa cạn trơ những khối đá mấp mô lổn nhổn...

“Là xã nghèo và đặc biệt khó khăn, huyện cũng nghèo nên dù biết có nguy hiểm cho dân và xã cũng kêu nhiều, huyện cũng kêu nhiều lên tỉnh, nhưng hết năm này qua năm khác cầu vẫn không được làm

Ông Lường Văn Nam (phó chủ tịch UBND xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) nói về nỗi bất lực không có tiền làm cầu cho dân đi

Bỏ việc để canh cầu

Khi thấy đám trẻ qua cầu an toàn, bà Nông Thị Hiệp và ông Hoàng Thông Lành (cha mẹ của đám trẻ) mới thở phào. Cả hai đều cho biết mỗi ngày phụ huynh trong thôn bản Tý, bản Khuổi Dạc phải bỏ công ăn việc làm ra cầu đưa đón con mới yên tâm.

Ông Lường Văn Nam, phó chủ tịch UBND xã Thanh Mai, cho biết lần nào họp hành hay tiếp xúc cử tri dân đều phản ảnh về chuyện cầu dân sinh. Theo ông Nam, xã Thanh Mai nằm sát sông Cầu nên có nhiều khe, suối đổ ra sông, suối Thanh Mai lớn nhất chạy dọc xã có đến năm cây cầu.

Trong đó 3/5 cầu vào bản là cầu gỗ do dân tự làm từ vài chục năm nay. Cứ mỗi mùa lũ, cầu bị cuốn trôi thì dân lại kiếm tre, cột, gom góp ván gỗ cũ làm cầu tạm. Mấy chục năm nay, biết bao thế hệ người dân hai bản này vẫn hằng ngày qua lại trên cây cầu gọi là tạm bợ đó.

Ông Nguyễn Văn Lương, trưởng bản Tý, cho biết cây cầu gỗ ọp ẹp này là cầu nối chính, gần nhất để 93 hộ dân người Dao, Tày, Nùng... (trên 500 nhân khẩu) sống ở bản Tý, Khuổi Dạc đi lại hằng ngày, ra trung tâm xã, về huyện. Vì bản nằm cuối nguồn nên chỉ cần những trận mưa to kéo dài như hồi cuối tháng 7, đầu tháng 8 này thì nước dâng cao ngập cầu gỗ khiến dân bản Tý, Khuổi Dạc bị cô lập hoàn toàn.

Cây cầu gỗ bắc qua suối chỉ dài 12m, nhưng mỗi khi mưa lũ về thì gần 100 hộ dân chỉ biết quanh quẩn trong nhà, có gì ăn nấy. Học sinh nghỉ học hết... Tương tự cầu bản Tý, ở xã Quảng Chu cách đó vài chục kilômet cũng là nơi có nhiều cầu gỗ ọp ẹp đang chờ... sập. Cầu gỗ bản Nhuần (nối đường chính của xã vào hai bản Nhuần 1, Nhuần 2) là cầu như vậy. Cầu này do dân tự làm gần 20 năm nay, nhưng mỗi ngày vẫn oằn mình gánh đỡ biết bao lượt người qua lại...

Trên 200 cầu chờ xây mới

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn, cho biết theo khảo sát của tỉnh, hiện toàn tỉnh có đến 246 cây cầu bị hư hỏng, xuống cấp cần được đập bỏ xây mới hoặc sửa chữa (riêng sửa chữa cũng cần kinh phí khoảng 70 triệu đồng/cầu).

Thế nhưng đến lúc này mới chỉ có 11 cầu trong số đó được xây mới. “Tỉnh nghèo nên dân kêu thì chúng tôi cũng không thể một lúc làm từng đấy cây cầu được. Tỉnh lại kêu và chờ sự đầu tư từ trên, từ lòng hảo tâm giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp từ thiện” - ông Hiệp nói.

Theo ông Hiệp, do địa hình chia cắt nên việc xây cầu ở Bắc Kạn cũng phải tính toán thật kỹ: chỗ nào làm cầu treo, chỗ nào làm cầu cứng, chỗ nào làm đập tràn. Làm cầu cứng thì có khoảng 1 tỉ đồng cũng làm được, nhưng cầu treo hay đập tràn phải có 5 - 7 tỉ đồng, thậm chí 10 tỉ đồng mới làm được.

Ông Hiệp ngậm ngùi: “Muốn làm cầu thì phải có tiền, trong khi Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Mỗi năm, như năm 2014 toàn tỉnh thu chưa đến 450 tỉ đồng và năm nay đến thời điểm cuối tháng 8 cũng mới chỉ thu được 50% con số 450 tỉ đồng của năm trước. Số thu toàn tỉnh chỉ bằng 7% số chi, nên hằng năm trung ương vẫn phải cấp trên 90% bù khoản chi của tỉnh”.

ĐỨC BÌNH ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Ngày 7-7, mạng xã hội lan truyền đoạn clip xe buýt 150 chạy tuyến bến xe buýt Chợ Lớn - ngã ba Tân Vạn thì đột ngột dừng giữa đường đón khách gây nguy hiểm cho người đi đường.

Dừng xe đón khách giữa đường Võ Nguyên Giáp, tài xế bị mời làm việc

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar