26/10/2021 12:20 GMT+7

Những cáo buộc lớn nhất được tiết lộ từ ‘Hồ sơ Facebook’

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Một lượng lớn tài liệu nội bộ của Facebook bị các cựu nhân viên của họ tiết lộ thời gian qua phơi bày một cáo buộc tập trung nhất: công ty này đã đặt lợi ích của họ lên trên tất thảy.

Những cáo buộc lớn nhất được tiết lộ từ ‘Hồ sơ Facebook’ - Ảnh 1.

Facebook dành 13% trong ngân sách dành riêng cho phát triển các thuật toán phát hiện tin sai tại các khu vực bên ngoài nước Mỹ - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo trang Arstechnica, Facebook đang đối mặt cuộc khủng hoảng lớn nhất của họ kể từ sau bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng của Công ty Cambirdge Analytica trước đây.

Một lượng tài liệu "khủng" đã được cô Frances Haugen - cựu nhân viên Facebook - tiết lộ cho các nhà quản lý Mỹ và giới lập pháp nước này. Chưa kể, một loạt cơ quan truyền thông báo chí lớn như Wall Street Journal, Financial Times, Washington Post cũng đã nhận được các tài liệu này.

Bê bối liên quan tới Facebook tiếp tục lún sâu khi đã có ít nhất 2 cựu nhân viên khác, một người giấu tên và một người là cô Sophie Zhang, đã lên tiếng tố cáo mạng xã hội này với những cáo buộc tương đồng như cô Frances Haugen.

Các tài liệu nội bộ bị rò rỉ đã tiết lộ những cáo buộc chính gây sốc nhất về Facebook như sau:

1, Facebook có vấn đề lớn về ngôn ngữ

Mạng xã hội lớn nhất này thường bị cáo buộc đã không kiểm soát các nội dung thù hận trên các trang dùng tiếng Anh, và vấn đề này còn tệ hơn ở những nước nói ngôn ngữ khác.

Một tài liệu năm 2021 đã cảnh báo về số người kiểm soát nội dung bằng tiếng Ả Rập rất thấp trên nền tảng này tại Saudi Arabia, Yemen và Libya.

Một nghiên cứu khác tại Afghanistan (nơi Facebook có khoảng 5 triệu tài khoản người dùng) cũng nhận thấy ngay cả những trang giải thích cách báo cáo nội dung vi phạm chính sách của Facebook cũng đã bị dịch sai.

Theo một tài liệu khác, trong tổng ngân sách dành cho phát triển các thuật toán phát hiện tin giả của năm 2020, Facebook chi 87% cho hoạt động này tại Mỹ và 13% cho các nước còn lại ngoài Mỹ.

Những cáo buộc lớn nhất được tiết lộ từ ‘Hồ sơ Facebook’ - Ảnh 2.

Một quảng cáo có nội dung chính trị trên Facebook - Ảnh: ARSTECHNIA

2, Facebook thường không hiểu các thuật toán của họ hoạt động thế nào

Nhiều tài liệu cho thấy nhiều khi Facebook cũng không hiểu được chính các thuật toán của họ.

Một biên bản ghi nhớ vào tháng 9-2019 nhận thấy nam giới được xem các "post" có nội dung chính trị nhiều hơn 64% so với phụ nữ tại "gần như mọi quốc gia", và tình trạng này đặc biệt phổ biến tại các nước châu Phi và châu Á.

Mặc dù nam giới thường có xu hướng theo dõi các tài khoản cung cấp nội dung chính trị, nhưng bản ghi nhớ đó cũng nói chính thuật toán hiển thị nội dung trên bảng tin của Facebook cũng góp phần đáng kể tạo ra thực tế đó.

Một biên bản ghi nhớ khác vào tháng 6-2020 cũng cho thấy các hệ thống chính của Facebook có sự thiên vị mang tính hệ thống về chủng tộc của người dùng.

Điều này cho thấy có lẽ việc hiển thị nội dung trên bảng cấp tin bị ảnh hưởng bởi những người thường xuyên chia sẻ nhiều hơn so với những người ít chia sẻ thông tin hay có hoạt động tương tác với mạng xã hội này. Điều này cũng có liên quan tới chủng tộc người dùng. Theo đó, các nội dung do một vài nhóm chủng tộc cụ thể được ưu tiên hiển thị hơn những nhóm khác.

3, Khi công cụ AI của Facebook thất bại, nền tảng này khiến việc báo cáo nội dung thù hận khó thực hiện hơn

Từ lâu Facebook tuyên bố các chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ có thể phát hiện và gỡ bỏ nội dung thù hận, xúc phạm người khác, nhưng các tài liệu rò rỉ cho thấy nhiều điểm hạn chế của hệ thống này.

Theo một ghi chú vào tháng 3-2021 của một nhóm các nhà nghiên cứu, công ty này chỉ xử lý được 3-5% nội dung thù hận và 0,6% nội dung bạo lực.

Một bản ghi nhớ khác cho thấy họ chưa bao giờ có thể xử lý được 10-20% vì việc để AI có thể hiểu được ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ và phát hiện nội dung vi phạm chính sách là điều "vô cùng khó khăn".

Tuy nhiên, Facebook đã quy định sẽ trông cậy vào AI nhiều hơn và giảm bớt số tiền chi cho số nhân sự con người kiểm duyệt nội dung thù hận vào năm 2019. Cụ thể, công ty này khiến cho việc báo cáo và khiếu nại về những quyết định liên quan tới tranh cãi về nội dung thù hận khó thực hiện hơn.

Facebook từ chối bình luận với một số cáo buộc cụ thể, nhưng khẳng định họ không đặt lợi nhuận lên sự an toàn và hạnh phúc của mọi người. "Sự thật là chúng tôi đã đầu tư 13 tỉ USD và có hơn 40.000 người đang chỉ làm một việc: giữ an toàn cho mọi người trên Facebook".

Facebook rò rỉ tài liệu nội bộ: Không biết chính xác số tài khoản thực?

TTO - Tài liệu nội bộ bị rò rỉ của Facebook cho thấy sau khi kiểm tra xác suất khoảng 5.000 tài khoản mới đăng ký gần đây, họ phát hiện ít nhất 32% số tài khoản mới lập là do 56% tài khoản đã có tạo thêm.

ĐỖ DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Facebook mạng xã hội

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar