26/10/2016 09:44 GMT+7

Những bức tranh trong trẻo của họa sĩ 82 tuổi

PHẠM TÔ CHIÊM
PHẠM TÔ CHIÊM

TTO - Ngày 25-10, tại Nhà triển lãm Mỹ Thuật, số 16 Ngô Quyền - Hà Nội, triển lãm “Tranh của Kim” của họa sĩ lão thành Nguyễn Phú Kim đã khai mạc.

Vào tuổi 82, họa sĩ Nguyễn Phú Kim mới tổ chức triền lãm tranh đầu tiên của mình.

Ông là người gắn bó cả cuộc đời với NXB Kim Đồng. Khi là họa sĩ trình bày, lúc vẽ minh họa, lúc làm trưởng ban Tranh truyện, lúc làm họa sĩ trưởng, bận rộn công việc sự vụ tới khi nghỉ hưu ông mới tập trung được hết thời gian cho niềm đam mê hội họa của mình. 

Sinh ra ở nơi được mệnh danh là “Hạ Long cạn” (Ninh Bình ) - nơi mà nhà điện ảnh Mỹ Jordan Vogt Roberts đã nhận xét: “Phong cảnh Việt Nam đẹp đến mức siêu thực!”. Khi quay về quê hương, nhiều khi họa sĩ cảm thấy mình bất lực làm thế nào để có thể đưa sự hoành tráng, phong phú và bí ẩn của quê hương vào diện tích hạn hẹp của một bức tranh. Ông đã vẽ nhiều những phong cảnh nơi quê hương.

Sống ở thành phố, nhưng ông luôn tìm về những tình cảm đời thường của làng quê để làm cảm hứng sáng tạo. Chỉ những tiếng những đứa trẻ xôn xao rủ nhau đi học trong ngõ nhỏ quen thuộc của đồng bằng Bắc Bộ hay là cảnh xưa, đứa chị cõng em chờ mẹ về chợ! Những ngày chớm đông se lạnh, những bước chân lặng lẽ của mùa thu đang qua trong tĩnh lặng. Một bất chợt cô đơn trên bờ biển mênh mang, hoang vắng hay vẫn là ánh trăng bên bờ sông Vân - quê ông đều là những đề tài xuyên suốt trong các tác phẩm của ông.

Ở tuổi 82, họa sĩ Nguyễn Phú Kim vẽ như buông xả, tranh của ông không còn sự ràng buộc. Ông bắt đầu và kết thúc nhanh như tư duy của một nhi đồng. Các tác phẩm của ông càng sau càng trong trẻo và thơ ngây như tâm hồn ông vậy.

Họa sĩ Đỗ Việt Tuấn, người bạn đồng môn của ông viết rằng: Riêng với tôi, được trao đổi hằng ngày, thấy anh rất yêu nghệ thuật. Bút pháp phóng khoáng, màu sắc đẹp tế nhị và duyên dáng. Nhưng trên hết là sự chân thực làm nên cá tính của anh. Sự chân thành trong sáng tác ấy đã quyến rũ được người thưởng ngoạn.

Còn ông thì cho rằng: Mọi cách tìm tòi đều cần thiết và quan trọng, nhưng cái quan trọng nhất trong hội họa là dùng ngôn ngữ của màu sắc, đường nét làm mối liên hệ tình cảm giữa họa sĩ và người xem. 

PHẠM TÔ CHIÊM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar