05/10/2021 14:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những bức ảnh theo dấu chân tình nguyện giữa đại dịch COVID-19

HOÀI PHƯƠNG
HOÀI PHƯƠNG

TTO - Ngoài là tình nguyện viên tham gia điều phối tiêm vắc xin, lấy mẫu xét nghiệm, mua hàng giúp dân..., nhiếp ảnh gia Nguyễn Hiền, Neo còn lưu lại những khoảnh khắc khó quên của các tình nguyện viên, y bác sĩ trong cuộc chiến chống COVID-19.

Những bức ảnh theo dấu chân tình nguyện giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Bệnh nhân điều trị COVID tại Bệnh viện dã chiến số 4 tặng một bông hồng cho đội tình nguyện viên nghệ sĩ - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Nguyễn Hiền: "Đi, chụp, hiểu, yêu thương nhiều hơn"

Gần 4 tháng tham gia đội tình nguyện viên nghệ sĩ Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hiền (tên thật Nguyễn Lâm Thái Hiền) đã có những kỷ niệm khó quên.

"Lúc đầu, mình xem tin tức về dịch bệnh thấy diễn biến phức tạp, càng xem mình càng mong muốn góp chút sức với mọi người nên đăng ký tình nguyện. Mình đảm nhận vai trò chụp ảnh, lưu lại những khoảnh khắc của đội tình nguyện trên mọi hành trình" - Nguyễn Hiền nói với Tuổi Trẻ Online.

Ngoài việc chụp ảnh, Nguyễn Hiền còn tham gia vào các hoạt động chung của đội, như điều phối tiêm vắc xin, lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ bếp ăn, đi siêu thị giúp người dân, trao quà cho đội ngũ y tế ở các khu cách ly, bệnh viện dã chiến...

Những bức ảnh theo dấu chân tình nguyện giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Nguyễn Hiền tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian làm tình nguyện - Ảnh: N.H.

Nguyễn Hiền chia sẻ: "Mình may mắn tham gia vào đội, có cơ hội lưu lại những khoảnh khắc mình nghĩ sẽ là những hình ảnh tư liệu quý cho một giai đoạn lịch sử của TP.HCM. Đồng thời mình cũng muốn đồng đội, y bác sĩ, những tình nguyện viên có những bức ảnh đẹp để lưu niệm cho những tháng ngày không thể nào quên".

"Trở ngại lớn nhất là tác nghiệp trong bộ đồ bảo hộ sẽ hạn chế di chuyển, nóng, dễ làm mình mất sức hơn khi vận động nhiều. Kính chắn giọt bắn cũng làm giảm khả năng quan sát. Cứ thế, mồ hôi chảy ra. Nhưng đây là cách để tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh.

Trong lúc tác nghiệp, mình chỉ bị vài sự cố liên quan tới máy móc như màn hình máy ảnh bị hư, máy thỉnh thoảng bị ướt mưa hoặc bị xịt cồn trúng…" - Nguyễn Hiền chia sẻ.

Những bức ảnh theo dấu chân tình nguyện giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Theo cha mẹ lấy mẫu xét nghiệm COVID cộng đồng tại Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, TP.HCM - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Mình cảm thấy rất vui vì góp chút sức trong công tác phòng chống dịch bệnh. Mình nghĩ, mỗi tấm ảnh hơn vạn lời nói, đó chính là những câu chuyện hay điều mà mình muốn chia sẻ với mọi người qua mỗi lần bấm máy.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền cho biết, bản thân cảm thấy may mắn khi được đồng hành cùng đội tình nguyện viên nghệ sĩ, được đi để thấy, để hiểu và thương nhiều hơn. Với anh, đây là một vinh dự, một kỷ niệm khó có thể quên trong đời.

"Nhiều khoảnh khắc mình rất xúc động, đó là lần một bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 4 đưa tay qua khe cửa sổ phòng bệnh, tặng một bông hồng cho các y bác sĩ và các ca sĩ, hay các bệnh nhân đứng trên hành lang tại khu điều trị cho bệnh nhân COVID (Bệnh viện Hóc Môn) tạo hình trái tim tri ân đến đội ngũ y tế. Gần đây nhất là hình ảnh những cánh tay của bệnh nhi điều trị COVID-19 qua hàng rào tại buổi trao quà và diễn văn nghệ Trung thu ở Bệnh viện Nhi đồng 2..." - Nguyễn Hiền kể.

Những bức ảnh theo dấu chân tình nguyện giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Bệnh nhi chờ nhận quà dịp Trung thu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Neo: "Tiếp thêm lửa nhiệt huyết qua những khoảnh khắc đáng nhớ"

Nhiếp ảnh gia NEO (tên thật Đào Đức Trường) cũng có hơn 3 tháng đồng hành cùng đội tình nguyện viên nghệ sĩ Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.

"Chúng ta chỉ thực sự an toàn khi tất cả mọi người đều an toàn, nên mình cũng muốn đóng góp một phần công sức cho sự an toàn của thành phố, của người thân, bạn bè của mình trước đại dịch" - nghĩ vậy, Neo đã xung phong đăng ký đi tình nguyện.

Những bức ảnh theo dấu chân tình nguyện giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Neo tham gia công tác xét nghiệm - Ảnh: Đ.T.

Anh cho biết, do tính chất công việc tình nguyện khá vất vả, anh tối giản thiết bị nhất có thể, luôn mang theo trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Vì thế, thuận tiện cho anh chụp ảnh mỗi khi giãn việc hoặc những khoảnh khắc chạm đến cảm xúc thì đưa máy lên chụp.

"Sau khi chụp, mình thường liên lạc tặng cho các nhân vật trong ảnh. Mọi người rất thích thú, khiến mình càng có động lực bấm máy nhiều hơn.

Có lần mình chụp được khoảnh khắc nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn đứng thổi saxophone ở sân bệnh viện dã chiến, tình cờ có một chiếc xe cứu thương đi ngang qua. Ảnh được lan truyền mạnh trên mạng xã hội. 

Điều làm mình bất ngờ nhất là cô cháu gái của bác tài xế trên chiếc xe cứu thương đó đã liên hệ xin tấm ảnh gốc để rửa tặng cho gia đình chú ruột" - Neo chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

Những bức ảnh theo dấu chân tình nguyện giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 7.

Khoảnh khắc nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn biểu diễn bài 'Về quê' - Ảnh: NEO

Neo cho biết khi chụp ảnh "dã chiến", anh không thể trang bị đủ "đồ nghề". Những bức ảnh cũng chụp vội, không bố cục kỹ, đôi khi không đủ ánh sáng do chụp trong màn đêm, mưa, hoặc qua đèn pin điện thoại… nhưng anh trân quý bởi giá trị của một tấm ảnh nằm ở câu chuyện đằng sau nó.

Mình chụp ảnh là muốn giữ lại một phần thanh xuân thật đẹp của đồng đội. Mình chỉ hi vọng những tấm ảnh này có thể tiếp thêm lửa cho mọi người, tiếp tục giữ vững tinh thần chiến đấu ở nơi tuyến đầu.

Nhiếp ảnh gia Neo

Những bức ảnh theo dấu chân tình nguyện giữa đại dịch COVID-19 - Ảnh 9.

Vũ điệu điều phối tiêm vắc xin - Ảnh: NEO

Neo chia sẻ, tham gia tình nguyện không mất gì mà được rất nhiều: "Được cả một mảng ký ức thanh xuân không thể nào quên, được quen biết thêm nhiều anh, chị và bạn bè. Mình còn được tập huấn thêm nhiều kỹ năng về điều phối, lấy mẫu, những kỹ năng mềm khác nữa mà nếu ở nhà, mình không nghĩ có cơ hội được học…".

Nguyễn Phi Hùng: Lạc quan là liều vắc xin tốt nhất

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ sau gần 4 tháng gắn với các hoạt động cộng đồng giữa tâm dịch, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng tự đúc rút: "Điều đọng lại sau những khó khăn do đại dịch gây ra chính là tình yêu thương con người ngày càng được lan tỏa".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar