01/12/2017 14:35 GMT+7

Những bệnh người cao tuổi dễ mắc lúc giao mùa và cách hạn chế

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Thời tiết chuyển mùa là một yếu tố tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi.

Những bệnh người cao tuổi dễ mắc lúc giao mùa và cách hạn chế - Ảnh 1.

Viêm khớp gối là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất - Nguồn: albertahipandknee.ca

Chính sự giảm chức năng hoạt động hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến một số bệnh đặc thù. Có 2 dạng bệnh người cao tuổi cần đề phòng vì rất dễ mắc trong thời điểm này.

Các bệnh về cơ, xương, khớp

Một số bệnh về cơ xương khớp người cao tuổi rất dễ mắc phải như viêm khớp gối, đau lưng, cứng khớp và khó vận động.

Viêm khớp gối là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Theo thời gian xương khớp bắt đầu thoái hóa, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối gây chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Mỗi khi tiết trời chuyển mùa, hanh khô hoặc lạnh, sự tuần hoàn của các mạch máu đi nuôi cơ thể kém hơn, các khớp gối dễ bị sưng nề gây nên sự khó khăn trong việc vận động, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang… Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Cách khắc phục hiệu quả là tích cực vận động chân từ từ kết hợp với xoa bóp (có thể xoa bóp bằng rượu thuốc) để giảm cảm giác đau.

Đau lưng ở người già đôi khi là dấu hiệu báo trước những ngày thời tiết chuyển mùa sắp đến. Ở người già, đau lưng diễn ra khá thường xuyên, có thể vào mọi lúc. Tuy nhiên vào đợt chuyển mùa, cơn đau thường diễn ra dai dẳng với cường độ mạnh. Nhiều người cao tuổi thấy rằng cơn đau lưng xuất hiện là dấu hiệu báo có sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Đau lưng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày. Đối với những cơn đau nhiều, dai dẳng, có thể sử dụng thuốc giảm đau tuy nhiên phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc trên người cao tuổi. Chính vì vậy xoa bóp là biện pháp hiệu quả nhất giúp tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị đau.

Cứng khớp và khó vận động là dấu hiệu thoái hoá khớp dạng khô khớp (các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động). Nó khác với hiện tượng cứng khớp như viêm khớp dạng thấp. Dấu hiệu nhận biết có thể là khi ngủ dậy các khớp cổ tay bị cứng, vận động khó khăn, thiếu linh hoạt, khó vận động khớp bàn tay, ngón tay, khớp gối, cổ chân. Hiện tượng này khiến người cao tuổi giảm khả năng thực hiện các động tác trong sinh hoạt đời thường như đi lại, cầm, nắm vật dụng... Thường xuyên tập thể dục, vận động hợp lý, chú ý vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.

Đối với các bệnh về cơ xương khớp, đi bộ đúng cách là phương pháp tuyệt vời giúp hạn chế tiến triển của bệnh. Mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 1giờ là mức thấp nhất cho việc tập luyện với người mắc các chứng bệnh này. Trong quá trình đi bộ như vậy, bàn chân tiếp xúc với mặt đất tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống ở các tế bào xương, tăng khả năng tuần hoàn máu, tăng sự linh hoạt các khớp. Ngoài đi bộ, người mắc các bệnh về cơ, xương, khớp có thể tham gia các môn thể thao phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân như bơi lội, đạp xe nhưng đi bộ vẫn được khuyến cáo là cách đơn giản nhất mà vẫn đạt hiệu quả cao.

Các bệnh về đường hô hấp

Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết của mùa lạnh. Đường hô hấp gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên có mũi, họng, hầu, thanh quản và các xoang. Đường hô hấp dưới gồm có khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận cùng và phế nang. Trong điều kiện thời tiết vào mùa lạnh, đường hô hấp rất dễ bị các bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Những người cao tuổi có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu, bia càng dễ mắc những bệnh này. Biểu hiện của bệnh thường là ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè…

Viêm mũi họng là một dạng bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh có thể khởi phát bằng các đợt cấp tính và dần chuyển sang mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm. Các cơn ho kéo dài có thể gây đau thượng vị và kẽ liên sườn do cơ hoành bị kích thích nhiều gây co kéo. Viêm họng mạn tính hoặc viêm mũi mạn tính cũng rất dễ gây ra viêm xoang.

Viêm phế quản, viêm phổi là dạng bệnh thuộc viêm đường hô hấp dưới. Bệnh rất nguy hiểm với người già bởi dấu hiệu lâm sàng không đặc trưng. Người cao tuổi bị viêm phế quản, viêm phổi do nhiễm lạnh không sốt cao như người trẻ nên người thân dễ chủ quan, thường chỉ đưa vào viện khi bệnh đã diễn biến xấu. Chính vì vậy người cao tuổi cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh, chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phòng bệnh

Người cao tuổi nên quan tâm tới việc phòng bệnh bằng những cách sau:

Thứ nhất, giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh và hạn chế ra ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp. Nếu cần thiết phải ra ngoài, chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu, cổ, bàn tay, bàn chân.

Thứ hai, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn và súc họng bằng nước muối loãng.

Thứ ba, hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, bia rượu, nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Một nghiên cứu vừa phát hiện các đặc điểm tính cách có thể là lý do dẫn đến việc mất ngủ.

Kiểu tính cách nào là 'thủ phạm' khiến bạn mất ngủ?

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Đau hạ sườn phải sau khi ăn uống, bệnh gì? Ký sinh trùng ngoi lên đường mật tạo sỏi. Sỏi đúc khuôn đường mật gây biến chứng ung thư, làm sao ngăn ngừa?

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Bộ Y tế chiều 19-5 cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan…

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar