08/11/2020 13:15 GMT+7

Nhu cầu không khí sạch, bầu trời xanh

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Tại nhiều nước ở châu Á, xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn đối với phương tiện sử dụng nhiên liệu diễn ra với tốc độ khác nhau nhưng được xem là không thể cưỡng lại.

Nhu cầu không khí sạch, bầu trời xanh - Ảnh 1.

Các loại xe ba bánh và xe máy liên quan đến 45% những loại khí thải có hại ở Philippines - Ảnh: AFP

Việc nâng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông một phần để đáp lại lời kêu gọi toàn cầu về việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu, mặt khác là nhu cầu hành động vì chất lượng không khí ở các thành phố lớn và nhu cầu "không khí sạch, bầu trời xanh" của người dân.

Nhiều nước nâng chuẩn khí thải

Cuối năm 2019, nội các Thái Lan thông qua dự thảo quy định buộc xe máy sản xuất tại Thái Lan phải đạt tiêu chuẩn khí thải cấp độ 7, tương đương với tiêu chuẩn Euro 4. Hành động này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Thái Lan trong việc giải quyết ô nhiễm do xe máy gây ra, cụ thể là giảm 50% ô nhiễm từ carbon dioxide (CO2) và hydro carbon thải ra từ khí thải xe máy.

Theo quy định mới, các loại xe máy chạy điện hoặc nhiên liệu đốt trong tạo ra lượng phát thải dưới 10g/km bị đánh thuế 1%. Xe máy chạy bằng nhiên liệu hoặc hybrid có lượng khí thải CO2 từ 10-50g/km bị đánh thuế 3%, 51-90g/km ở mức 5%, 91-130g/km ở mức 9% và hơn 130g/km ở mức 18%. So với cơ cấu cũ, thuế suất mới tăng 0,5-1% ở mỗi phân khúc được áp dụng cho giá bán lẻ. 

Quy định tương tự cũng áp dụng đối với thị trường xe hơi. Thái Lan đặt mục tiêu năm 2023 sẽ chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn Euro 6.

Tại Philippines, xe môtô ba bánh và xe gắn máy là "vua" của các con đường ở nước này và chúng cũng đóng góp một phần lớn lượng khí thải độc hại mà người dân Philippines hít thở hằng ngày. Từ năm 2015, nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu quốc gia về giao thông xác nhận các loại xe ba bánh và xe máy liên quan đến 45% các loại khí thải có hại.

Nghiên cứu này đề xuất nhiều biện pháp để điều chỉnh hoạt động của xe ba bánh ở Philippines nhằm cân bằng giữa nhu cầu đi lại quãng đường ngắn, giao thông công cộng nội thị cùng những hạn chế như ô nhiễm không khí và tiếng ồn, và cạnh tranh xuống đáy về giá.

Cần có lộ trình

Bài học của việc nâng tiêu chuẩn khí thải của các phương tiện giao thông tại các nước châu Á gần gũi với Việt Nam cho thấy đây là mục tiêu cần có lộ trình để đảm bảo các bên liên quan có thời gian thích hợp để chuyển đổi.

Thực tế tại Thái Lan, Malaysia cho thấy các doanh nghiệp sản xuất xe đều đồng tình với nỗ lực giảm phát thải của chính phủ và cam kết tuân thủ. Tuy nhiên, một lộ trình thích hợp là rất quan trọng vì chuyển đổi công nghệ phụ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ mà đôi khi doanh nghiệp phải phụ thuộc vào công ty mẹ để áp dụng với các chi nhánh trên toàn cầu. 

Ngoài ra, do các chính sách thuế có liên quan, các loại xe đáp ứng tiêu chuẩn khí thải cao hơn sẽ có giá bán cao hơn khi đến tay người tiêu dùng. Đây là bài toán mà các doanh nghiệp cần có thời gian để chuẩn bị. 

Tại Thái Lan, trong nửa cuối năm 2019, trước thời điểm luật mới về khí thải phương tiện có hiệu lực tháng 1-2020, đã xảy ra tình trạng xếp hàng để tranh thủ mua xe với giá cũ.

Tại Malaysia, đồng hành với việc chuyển đổi từ tiêu chuẩn phát thải thấp hơn lên tiêu chuẩn cao hơn đối với phương tiện; đặc điểm kỹ thuật của xăng dầu cũng phải đồng hành. 

Theo đó, đặc điểm kỹ thuật nhiên liệu tiêu chuẩn Euro 4 yêu cầu phải giảm hàm lượng lưu huỳnh tối đa cho phép trong nhiên liệu xăng và dầu diesel từ tiêu chuẩn hiện tại là 500 phần triệu (ppm) xuống còn 50 ppm và các tiêu chí khác về thành phần benzen, áp suất hơi Reid… 

Chính phủ Malaysia đã phải hoãn việc áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 đối với nhiên liệu nhiều lần (năm 2015, 2018) sau hàng loạt cuộc thảo luận với các công ty xăng dầu. Các công ty này cũng cần thời gian để chuyển đổi và đảm bảo nguồn cung của họ tuân thủ tiêu chuẩn theo quy định.

Dựa vào kinh nghiệm các nước

TS Vũ Anh Tuấn - giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức - khẳng định rằng kiểm soát khí thải xe máy là không đơn giản. Dù vậy, Việt Nam bắt buộc phải làm để bảo vệ môi trường, đảm bảo sự an toàn giao thông.

Để làm được, ông Tuấn cho rằng TP.HCM có thể dựa vào kinh nghiệm các nước, triển khai kiểm soát khí thải xe máy từng bước. Ngoài ra, quá trình triển khai chắc chắn ảnh hưởng đến người lao động nghèo.

Về việc này, chính quyền vẫn bắt buộc khai tử xe đã quá "nát" và thực hiện giải pháp hỗ trợ đi kèm. Ví dụ cho vay mua xe không lãi suất, lãi suất thấp, thu mua xe cũ...

Song song đó, để kiểm soát khí thải xe máy lâu dài, TP tăng cường giao thông công cộng, đẩy mạnh xe máy điện, xe đạp điện, siết sử dụng xe cá nhân bao gồm ôtô, xe máy.

THU DUNG ghi

Xe cũ xả khói đen vẫn chạy, cà phê gần nhà cũng lái ô tô, làm sao giảm khí thải?

TTO - Những chiếc xe máy, xe tải 'quá đát' xả khói mù mịt vẫn chạy trên đường, những người nhà gần vẫn lái ô tô đi cà phê... thì không thể nào giảm khí thải xe.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar