02/06/2023 07:35 GMT+7

Nhóm của Nga và Trung Quốc muốn tái cân bằng trật tự thế giới

Các ngoại trưởng của BRICS, nhóm có Nga và Trung Quốc, đã kêu gọi tái cân bằng trật tự toàn cầu, nhấn mạnh thế giới là đa cực, khi gặp nhau tại Nam Phi ngày 1-6.

Nhóm của Nga và Trung Quốc muốn tái cân bằng trật tự thế giới - Ảnh 1.

Đại diện ngoại giao các nước BRICS chụp ảnh chung trước cuộc họp ngày 1-6 ở Nam Phi - Ảnh: REUTERS

BRICS là một cơ chế hợp tác gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Hội nghị ngoại trưởng của nhóm này đã khai mạc ngày 1-6 tại Nam Phi.

Phát biểu khai mạc, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh: "Cuộc họp của chúng ta phải gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng thế giới là đa cực, thế giới đang tái cân bằng và những cách thức cũ không thể giải quyết các tình huống mới".

"Chúng ta phải là một biểu tượng của sự thay đổi. Chúng ta phải hành động", ông Jaishankar nhấn mạnh.

Hội nghị thu hút sự chú ý quốc tế khi lập trường trung lập của Nam Phi trong xung đột Nga - Ukraine bị đặt dấu chấm hỏi trong vài tuần gần đây. 

Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor kêu gọi BRICS giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu "trong một thế giới bị rạn nứt bởi cạnh tranh, căng thẳng địa chính trị, bất bình đẳng và an ninh toàn cầu xấu dần".

Theo bà Naledi Pandor, các cuộc thảo luận của BRICS lần này sẽ tập trung vào các cơ hội củng cố và chuyển đổi hệ thống quản trị toàn cầu.

Trong cuộc họp báo ngày 1-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh BRICS là một nhóm "cởi mở". 

Do đó, Trung Quốc hoan nghênh việc mở rộng và chào đón các nước mới gia nhập cơ chế này. Cũng theo bà Mao, sự mở rộng BRICS sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho nhóm mà còn các nước đang phát triển.

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương không tham dự cuộc họp tại Nam Phi. Đại diện cho Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triều Húc.

Theo Hãng thông tấn AFP, sau cuộc họp ngoại trưởng tháng 6, BRICS sẽ có một hội nghị thượng đỉnh quy tụ lãnh đạo cấp cao các nước thành viên vào tháng 8 tới. 

Hiện vẫn chưa rõ Tổng thống Nga Vladimir Putin có tham dự hay không. Ông Putin chưa có chuyến công du nước ngoài nào kể từ khi xung đột với Ukraine bùng nổ.

Trung Quốc và nỗi lo an ninh lương thực

TTCT - Chính quyền Trung Quốc vừa thông báo sẽ tăng cường an ninh lương thực nhằm bảo đảm tự chủ được tới 90% sản lượng ngũ cốc, gồm gạo, lúa mì, ngô và đậu tương trong 10 năm tới, tức vào năm 2032, từ mức 82% hiện nay.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ

Dự báo còn mưa lớn ở Texas sau khi lũ dâng đến 10m làm chết 43 người; EU hy vọng đạt thỏa thuận thuế với Mỹ trong cuối tuần này.

Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ

Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Tỉ phú công nghệ Elon Musk vừa viết trên nền tảng X rằng 'Đảng nước Mỹ đã được thành lập'.

Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với tổng thống Brazil

Trưa 5-7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với tổng thống Brazil

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Phà đang dần trở lại như một phương tiện giao thông công cộng đáng tin cậy và bảo vệ môi trường tại các đô thị có mạng lưới sông nước.

Phà cánh ngầm chạy điện đầu tiên trên thế giới

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một nghiên cứu của Đức cho rằng vắc xin mRNA đã giết nhiều người hơn cả COVID-19.

Nghiên cứu của Đức nói vắc xin mRNA giết nhiều người hơn COVID-19?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar