23/12/2023 15:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nhóm Chùa Cầu thẳng đang thắng nhóm Chùa Cầu cong?

Dự án đại trùng tu Chùa Cầu bước vào thời gian cán đích thì gặp 'tảng đá lớn' khi nhiều ý kiến của người nắm rõ lai lịch công trình cổ lên tiếng và khẳng định lòng cầu 'thẳng chứ không cong'.


Tư liệu lịch sử ghi nhận giữa hai bên lòng Chùa Cầu có trảng ghế ngồi nghỉ cho khách bộ hành - Ảnh: B.D. chụp lại

Tư liệu lịch sử ghi nhận giữa hai bên lòng Chùa Cầu có trảng ghế ngồi nghỉ cho khách bộ hành - Ảnh: B.D. chụp lại

Để minh chứng phương án bám theo hình khối mặt cầu "cong cong" như đang trùng tu là làm ẩu, ngày 23-12, ông Nguyễn Sự, nguyên bí thư Thành ủy Hội An, người am hiểu về lịch sử di sản, đã gửi đến Tuổi Trẻ Online những hình ảnh tư liệu Chùa Cầu.

Trùng tu Chùa Cầu phải chân xác

Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Sự cho rằng ông không phải chuyên gia, nhưng tư liệu và các biến đổi của Chùa Cầu cũng như số phận rất nhiều nhà cổ đang tồn tại ở Hội An hiện nay ông nắm rõ.

Dẫn câu chuyện trùng tu nhà cổ, ông Sự kể có giai đoạn Hội An trùng tu ngôi nhà cổ rất lớn, nhóm chuyên gia nước ngoài khi đó cho rằng nên che mái kín phần ô giếng trời ngôi nhà.

Tuy nhiên ông Sự sau đó đã quyết định không làm theo. Kết quả cho tới hiện nay ngôi nhà này tồn tại và để lại dấu ấn kiến trúc đẹp, mỗi ngày đón lượng khách lớn ở phố cổ.

Chùa Cầu hiện nay lòng cầu vút cong lên nhưng được cho là "không phải phiên bản gốc" - Ảnh: B.D.

Chùa Cầu hiện nay lòng cầu vút cong lên nhưng được cho là "không phải phiên bản gốc" - Ảnh: B.D.

Về việc tu bổ Chùa Cầu, ông Sự cho rằng không có tư liệu nào khẳng định lòng công trình cổ này "cong hay thẳng". Và như thế, việc chọn phương án tu bổ theo hình cong như đang làm là vội vàng, chưa vững chắc.

Khi không có đủ cứ liệu thì phải thận trọng lắng nghe, sưu tập thêm tư liệu, hình ảnh, tham vấn ý kiến cư dân, đặc biệt những người lớn tuổi từng có ký ức về Chùa Cầu.

Hình ảnh tư liệu thể hiện lòng Chùa Cầu trong lịch sử tương đối bằng phẳng chứ không cong vút lên như hiện tại - Ảnh: B.D. chụp lại

Hình ảnh tư liệu thể hiện lòng Chùa Cầu trong lịch sử tương đối bằng phẳng chứ không cong vút lên như hiện tại - Ảnh: B.D. chụp lại

Ý kiến của ông Sự cũng là quan điểm của đa phần những người am hiểu văn hóa tại Hội An. Họ từng là cán bộ làm bảo tồn di sản, danh lam thắng cảnh, nắm rất kỹ lịch sử tu bổ Chùa Cầu các giai đoạn.

Nhiều người khi phản biện ngoài tư liệu trong tay thì nói rằng có cha mẹ, ông bà là nhân chứng cho việc Chùa Cầu "cong, thẳng, có trảng ghế ngồi nghỉ giữa cầu".

Chủ dự án đuối lý với hình dạng cong, thẳng Chùa Cầu Hội An

Khi bảo vệ phương án "cong", Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đã viện dẫn một số ghi chép trong tư liệu.

Nhưng các chi tiết này cũng bị các nhà văn hóa phản biện và khẳng định rằng người lập luận đã "đọc không hết" mà chỉ "lái thông tin theo ý mình".

Lòng Chùa Cầu trước khi tháo dỡ trùng tu không có bản nghỉ hai bên, phần tâm cầu cong nhô lên - Ảnh: B.D.

Lòng Chùa Cầu trước khi tháo dỡ trùng tu không có bản nghỉ hai bên, phần tâm cầu cong nhô lên - Ảnh: B.D.

Dù không khẳng định lòng Chùa Cầu "cong hay thẳng", nhưng đồng loạt các hình ảnh tư liệu sâu xa, lập luận về sự trải nghiệm của cá nhân, cha mẹ, gia đình từng sinh sống nhiều đời ở Hội An… các học giả cho rằng suy đoán "lòng cầu thẳng" là chân xác hơn, hợp với bối cảnh lịch sử Hội An hơn.

Mặt khác, nội dung trên bia đá trùng tu Chùa Cầu (hiện vẫn còn lưu giữ) cũng miêu tả về công trình cổ: "Trên cầu có mái che, dưới lát ván gỗ, bằng phẳng như đi trên đất liền. Người qua lại được an toàn, mệt mỏi có thể nghỉ ngơi, du khách có thể hóng mát hoặc phóng mắt nhìn xa hoặc đứng ngắm dòng nước chảy mà làm thơ phú".

Bia trùng tu Chùa Cầu miêu tả rõ về hình dạng công trình cổ - Ảnh: B.D. chụp lại

Bia trùng tu Chùa Cầu miêu tả rõ về hình dạng công trình cổ - Ảnh: B.D. chụp lại

Một chi tiết khác cũng rất gây tranh cãi, đó là việc phương án trùng tu hiện tại không phục hồi dải sàn ghế nghỉ vốn từng tồn tại hai bên vai lòng cầu.

Đưa ra nhiều hình ảnh, dẫn chứng, các học giả tại Hội An nói rằng đã trùng tu thì phải sao cho gần cái thật nhất. Nếu vội vàng làm hoặc tự suy đoán thì sẽ làm thế hệ con cháu mai sau hiểu sai về hình ảnh Chùa Cầu vốn có.

Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn nói rằng nếu xét thấy hồ sơ tu bổ Chùa Cầu chưa đảm bảo chân xác khoa học thì phải gia hạn tiến độ dự án, đây cũng là điều bình thường.

"Thành phố lắng nghe góp ý, tôi đã chỉ đạo tạm dừng phương án trùng thu theo lòng cầu hình cong để tiếp thu thêm. Cố gắng trong quý 1 tới đây phải dứt điểm, rõ ràng việc này để thống nhất mà triển khai tiếp" - ông Sơn khẳng định.

'Đại phẫu' Chùa Cầu Hội An sau thời gian dài xuống cấp

Sáng 28-12, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu (Hội An) được khởi công với sự có mặt hơn 100 đại biểu, các nhà khoa học, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng, trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cùng đông đảo du khách.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar