12/02/2012 04:25 GMT+7

Nhỏ và xinh mới là Hội An

MINH TRANG
MINH TRANG

TT - “Nhiều người hỏi tại sao chúng tôi không chọn một không gian khác rộng rãi hơn, hoành tráng hơn để tổ chức Ngày Hội An tại TP.HCM? Nhưng thú thật ai đã từng đến Hội An rồi mới hiểu: những gì to tát, vĩ đại, cầu kỳ... không phải là Hội An.

Nhỏ và xinh mới là Hội An” - ban tổ chức chương trình Ngày Hội An đã chia sẻ như vậy trong buổi lễ khai mạc vừa diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM.

Phóng to
Du khách nước ngoài thích thú xem làm đèn lồng - Ảnh: Minh Trang

Và quả thật, Hội An trong lòng TP.HCM vừa nhỏ gọn, vừa xinh xắn, vỏn vẹn trong 50m đường đi của khu Đông Hồ, Kỳ Hòa 1, nhưng cũng đủ để những du khách tìm đến đắm mình trong không gian vừa cổ kính, vừa lãng mạn của một đô thị sầm uất ở thế kỷ thứ 20.

Nói là cổ kính bởi đâu đâu cũng dễ dàng tìm thấy những nếp nhà cổ phủ đầy rêu xanh, những cánh cửa gỗ đã bạc phếch màu, những tam quan đình chùa xiêu vẹo... Nói là lãng mạn bởi người Hội An ít dùng đèn điện, thứ ánh sáng dìu dịu phát ra từ lồng đèn, từ đèn dầu, nến... khiến khách lãng du cảm thấy dễ chịu. Ngồi quây quần quanh chiếc đèn dầu, thưởng thức đĩa hến xúc bánh tráng cay xè đặc trưng vị Quảng, ăn một tô cao lầu còn nóng hổi, thơm lừng mùi thịt xíu là thú vui không dễ có được giữa Sài Gòn. Có lẽ chính vì điều ấy mà chỉ vài giờ sau lễ khai mạc, lượng khách đổ về ngày hội đông đến ngỡ ngàng.

Tay run run cầm đĩa bánh vạc, hay người Hội An vẫn gọi là bánh hoa hồng trắng, một món ăn thanh tao của người phố Hội, cụ ông Phạm Đức Tiến nói trong xúc động: “Hai mươi năm rồi không được về Hội An, nhớ lắm... Ngày trẻ lo đi làm nuôi con, giờ sức khỏe không cho phép nữa. Ăn đĩa bánh mà nhớ quê quá!”.

Cách đó không bao xa, nhiều du khách nước ngoài tập trung trước khu làm đèn lồng thủ công, không ngớt trầm trồ. “Ôi cái này làm bằng tay à? Trước đến giờ mình cứ tưởng phải làm bằng máy” - Jole, một du khách nói tiếng Việt khá sõi, thốt lên đầy kinh ngạc! Người làm đèn chỉ mỉm cười trước những lời thán phục từ khách đến xem, đôi bàn tay vẫn thoăn thoắt dán lụa, uốn khung đèn, chẳng mấy chốc khu đèn lồng đã rực rỡ với hàng trăm chiếc đèn lấp lánh, thắp sáng cả một góc phố dài...

Nhiều nhóm bạn trẻ Việt lại thích thú với khu chuốt gốm làm đồ mỹ nghệ. “Được tự tay tiếp nước, sờ vào khối đất mịn mát và tạo hình cho sản phẩm theo ý thích của mình là một cảm giác rất thú vị” - Thanh, SV ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ. Du khách nữ thích thú tìm cho mình những góc hình đẹp để ghi lại khoảnh khắc này. Du khách nam hào hứng tham gia những trò chơi dân gian xưa như thi đập nồi, thi đánh cờ tướng.

Trẻ nhỏ vòi vĩnh đòi mẹ cho ăn thêm bát lục tàu xá trước khi về... Những cơn mưa rích rắc vào cuối buổi khai mạc cũng không làm nguội đi tình cảm chân thành mà những du khách tìm đến chương trình dành cho Hội An! Khung cảnh của Ngày Hội An tại TP.HCM là thế: vừa nhộn nhịp, vừa tinh tế, vừa làm bồi hồi, xúc động du khách bốn phương.

Sau hai lần tổ chức Ngày Hội An tại Đà Nẵng và Hà Nội, đây là lần đầu tiên người Sài Gòn mới có dịp “đi du lịch” tại chỗ như thế này. Vừa vặn trong hai ngày (10 và 11-2), không quá nhiều để du khách cảm thấy ngán, cũng không quá ít để có thể lưu lại trong lòng người những cảm xúc riêng.

MINH TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân đội mưa xem pháo hoa mừng Đà Nẵng - Quảng Nam 'về một nhà'

Tối 30-6, hàng ngàn người dân đội mưa, đổ về dọc bờ sông Hàn để xem pháo hoa, chào mừng sự kiện hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng hợp nhất "về chung một nhà", lấy tên là thành phố Đà Nẵng.

Người dân đội mưa xem pháo hoa mừng Đà Nẵng - Quảng Nam 'về một nhà'

Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng những tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa

Triển lãm 'Tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa' là cơ hội hiếm có để công chúng chiêm ngưỡng một phần trong bộ sưu tập hơn 300 tác phẩm của nhà sưu tập Vũ Đình Hải, trước khi ông mang hết sang Mỹ để bảo quản.

Cơ hội hiếm có chiêm ngưỡng những tác phẩm vang bóng một thời Sài Gòn xưa

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Phó thủ tướng Mai Văn Chính đã ký ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Yêu cầu lập quy hoạch bảo quản, tu bổ Khu đền tháp Mỹ Sơn

Tam quốc lầy lội diễn nghĩa

Tận năm 2023 vẫn có một thế hệ độc giả mới say sưa đọc và kể lại Tam quốc dưới góc nhìn hiện đại.

Tam quốc lầy lội diễn nghĩa

Nguồn thu chủ lực của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là tiền vé

Theo nguyên giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Huỳnh Ngọc Vân, việc vận hành bằng ngân sách thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước với bảo tàng công lập ở Việt Nam nhưng cũng ít nhiều giảm đi tính sáng tạo, năng động của đội ngũ nhân viên.

Nguồn thu chủ lực của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là tiền vé

Ngày mai 30-6 hết hạn nhận bài cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Tính đến ngày 29-6, ban tổ chức cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi đã nhận hơn 500 bài dự thi. Cuối ngày mai 30-6 sẽ hết hạn nhận bài.

Ngày mai 30-6 hết hạn nhận bài cuộc thi viết Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar