08/09/2022 11:59 GMT+7

Nhớ Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh hoài niệm mỹ nhân Sài Gòn ngày trước

LÊ GIANG
LÊ GIANG

TTO - 'Tin Hằng ra đi làm sống lại bao kỷ niệm dĩ vãng. Hằng ơi! Xin bạn lên đường thanh thản. Hẹn một ngày nào đó mình gặp lại nhau' - minh tinh Kiều Chinh viết và đăng lại những bức ảnh xưa cùng Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương.

Nhớ Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh hoài niệm mỹ nhân Sài Gòn ngày trước - Ảnh 1.

Bức ảnh Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh (thứ hai và thứ tư từ trái sang) cùng các đồng nghiệp tham dự một sự kiện điện ảnh - Ảnh: Facebook Kiều Chinh

Minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng qua đời hôm 6-9 tại TP.HCM. Trong tứ đại mỹ nhân Sài Gòn ngày trước, giờ đây Thẩm Thúy Hằng - Thanh Nga đã về nơi vĩnh hằng, nghệ sĩ Kim Cương vẫn sống và hoạt động nghệ thuật ở TP.HCM, còn Kiều Chinh đã định cư tại Mỹ.

Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng vẫn gắn bó trong những năm về sau, thường trò chuyện rằng trong các nghệ sĩ lớp trước, giờ chỉ còn hai chị em nên ráng yêu thương, đùm bọc nhau. Còn Kiều Chinh vì sống xa Việt Nam nên khi nghe tin Thẩm Thúy Hằng qua đời, bà chỉ có thể gửi lời tiễn biệt.

"Yên nghỉ nhé, diễn viên Thẩm Thúy Hằng. Rất thương tiếc, được tin Thẩm Thúy Hằng vừa qua đời tại Việt Nam. Xin chia buồn cùng gia đình và các cháu. Cầu xin hương linh Thẩm Thúy Hằng được an nghỉ. Tin Hằng ra đi làm sống lại bao kỷ niệm dĩ vãng. Hằng ơi! Bạn lên đường thanh thản. Hẹn một ngày nào đó mình lại gặp nhau. Yêu quý" - Kiều Chinh viết.

Nhớ Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh hoài niệm mỹ nhân Sài Gòn ngày trước - Ảnh 2.

Nhan sắc Kiều Chinh - Thẩm Thúy Hằng ngày trẻ - Ảnh: Facebook Kiều Chinh

Kèm đó, bà đăng lại những hình ảnh một thời xuân sắc của hai chị em trong các sự kiện điện ảnh, các chuyến đi thời đó. Người xem tán thưởng nhan sắc, đường nét rất điện ảnh và thần thái riêng của mỗi minh tinh.

Những năm đỉnh cao sự nghiệp, Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương từng dự đại hội điện ảnh Á Châu. Riêng Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh đều được phát hiện vào năm 1957 và đóng nhiều phim cho đến năm 1975. Nếu Kiều Chinh hay đóng phim với các diễn viên Hollywood thì Thẩm Thúy Hằng lại hay diễn cùng các diễn viên châu Á.

Nhiều nghệ sĩ khác cũng bày tỏ lòng thương tiếc Thẩm Thúy Hằng. Danh ca Khánh Ly nhắn nhủ "Xin chị yên nghỉ, vô cùng tiếc thương" dưới bài đăng tưởng nhớ Thẩm Thúy Hằng của ca sĩ Quang Thành. Quang Thành viết: "Hôm nay, một lần nữa bà đã làm sống dậy một trời kỷ niệm vàng son Sài Gòn xưa, thời của tình yêu đẹp nhất".

Nhớ Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh hoài niệm mỹ nhân Sài Gòn ngày trước - Ảnh 3.

Thẩm Thúy Hằng trong "Sóng tình" - phim hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan, ra mắt năm 1969. Sinh thời, bà đóng với nhiều diễn viên châu Á trong các phim hợp tác

Diễn viên Hồng Ánh nhắc đến danh hiệu chính thức minh tinh Thẩm Thúy Hằng - nghệ sĩ ưu tú. Chị nhớ kỷ niệm được xem bà đóng kịch trực tiếp trên sân khấu. Hồng Ánh viết: "Mình vẫn nhớ như in ngày đó được theo bà và các dì đi xem kịch nói. Đó cũng là lần đầu trong đời được xem kịch nói trực tiếp mà không phải xem kịch từ cái tivi trắng đen nhỏ xíu.

Cô Thẩm Thúy Hằng đóng vai Phồn Y trong vở kịch Lôi Vũ của đoàn kịch nói Kim Cương hôm đó đông kín khán giả. Họ xếp hàng dài đến tận cổng công viên Tao Đàn để chờ vào rạp, ngày đó vở diễn ra mắt tại hội trường công đoàn thành phố trên đường Cách Mạng Tháng 8.

Cùng với chú Huỳnh Thanh Trà - nam kịch sĩ với mái tóc bồng, giọng ấm trầm, dáng người cao nam tính, cô và chú khiến khán giả hôm đó và cô bé mê sân khấu như mình tròn mắt ngỡ ngàng vì nghệ sĩ sao họ đẹp quá, sao giọng nói của nghệ sĩ hay quá đi.

Nhớ như in tạo hình của cô trong vai Phồn Y, sườn xám gấm, găng tay đen, giày gót nhọn, kính vuông đen, son đỏ thẫm, tay phe phẩy quạt xếp đồi mồi bé xíu, vòng eo con ong. Cô chú vừa xuất hiện cả hội trường vỗ tay không ngớt. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mình được nhìn thấy cô chú trên sân khấu kịch nói và cả đời thật".

Diễn viên Hồng Ánh gửi lời tạm biệt "một minh tinh màn bạᴄ, một nghệ sĩ sân khấu, một trong những nhan sắc danh tiếnɡ nhất tɾᴏnɡ lànɡ nɡhệ thᴜật Sài Gòn tɾướᴄ năm 1975, một trong những nɡôi saᴏ sánɡ ᴄủa điện ảnh miền Nam Việt Nam từ ᴄᴜối thậρ niên 1950 ᴄhᴏ đến năm 1975".

Nhớ Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh hoài niệm mỹ nhân Sài Gòn ngày trước - Ảnh 4.

Thẩm Thúy Hằng truyền cảm hứng cho thế hệ sau về phong cách thời trang

Giám đốc sáng tạo thời trang Dzung Yoko cũng cho rằng Thẩm Thúy Hằng không chỉ có cống hiến trong điện ảnh, sân khấu, mà còn là nguồn cảm hứng thời trang vô tận cho thế hệ sau.

Thông qua những bức ảnh thời trẻ, có thể thấy Thẩm Thúy Hằng có gu thời trang đặc sắc, vừa quý phái vừa quyến rũ. Bà cũng không ngần ngại mặc trang phục táo bạo như áo tắm nhưng vẫn toát lên vẻ kiêu sa.

Thẩm Thúy Hằng - Nhan sắc tuyệt mỹ của điện ảnh Sài Gòn

TTO - Nhắc đến Thẩm Thúy Hằng (1939-2022) là nhắc đến một nhan sắc lộng lẫy, một "người đàn bà đẹp" của điện ảnh miền Nam, một ngôi sao đúng nghĩa nhất của từ này trong 20 năm điện ảnh Sài Gòn thăng trầm.

LÊ GIANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar