25/06/2024 13:05 GMT+7

Nhớ người tài hoa Trịnh Tú

Bạn đọc có cơ hội "gặp" lại họa sĩ Trịnh Tú (1949 - 2022) - một người Hà Nội tài hoa - trong cuốn sách Họa sĩ Trịnh Tú với chuyện hình sắc (Gallery39 và NXB Hội Nhà Văn ấn hành).

Họa sĩ Trịnh Tú - Ảnh: Facebook Trịnh Tú

Họa sĩ Trịnh Tú - Ảnh: Facebook Trịnh Tú

Trịnh Tú vẽ và viết

Sách gồm những bài viết của Trịnh Tú được Gallery39 cùng gia đình họa sĩ sưu tập và chọn lọc trong hàng trăm bài báo của ông in rải rác trên các báo từ 1997 đến trước khi ông mất, đa phần đều được in trên báo Lao động Lao động Cuối tuần.

Đó là các bài viết "không khô khan" về hội họa, nhiếp ảnh, chân dung một số văn nghệ sĩ. Ngoài ra sách còn có phần phụ lục, in một số tác phẩm ông vẽ chân dung bạn bè, chủ yếu trên chất liệu sơn dầu, một vài bức ký họa trên phấn màu, than chì...

Nói về một họa sĩ Trịnh Tú viết phê bình, họa sĩ Lê Thiết Cương - đại diện đơn vị làm sách, cũng là một người bạn, người em thân thiết của Trịnh Tú - viết:

"Vẫn là phê bình, lý luận nhưng không khô khan, ông luôn đặt chuyện người, chuyện nghệ thuật ở trong nhau. Ấy là chưa kể, người viết Trịnh Tú cũng là người vẽ, nó khác với người viết về tranh mà không vẽ.

Bên cạnh chuyện về một họa sĩ, một triển lãm hoặc một trào lưu hội họa bao giờ cũng có thêm những câu chuyện hậu trường, chuyện "mặt sau của tấm toan", bên lề bức tranh mà chỉ người trong nghề mới nhìn ra".

Nhớ một Trịnh Tú tài hoa, lương thiện

Trịnh Tú sinh ra trong một gia đình trí thức có tiếng ở Hà Nội trước năm 1954. Bố ông là họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương Trịnh Hữu Ngọc, chủ xưởng đồ gỗ nội thất nức tiếng Mémo trước nm 1954, người được Bác Hồ gọi là Monet của Việt Nam.

Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Khang, người đầu tiên ở Việt Nam mở một trường mẫu giáo đào tạo theo phương pháp Montessori. Bà là một trong những người làm hướng đạo cho nữ xuất sắc nhất ở Việt Nam.

Rất quan tâm đến giáo dục văn hóa và nghệ thuật cho con cái nên các chị em gái của Trịnh Tú đều là những nghệ sĩ trình diễn piano. Trong đó có bà Trịnh Thị Nhàn mà đã đi vào câu thơ của Phan Vũ "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ".

Anh trai Trịnh Tú là họa sĩ, dịch giả, tác giả Trịnh Lữ.

Trịnh Tú theo học dở dang Đại học Mỹ thuật. Giữa lúc dang dở đường học hành, GS, bác sĩ Tôn Thất Tùng - người bạn thân thiết của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc đã nhận Trịnh Tú về làm trợ lý, vẽ minh họa cho sách giải phẫu gan của ông.

Sau này, ông có 20 năm làm ở báo Lao động, phụ trách việc viết phê bình mỹ thuật và vẽ tranh minh họa, biếm họa cho báo. Các bài viết của ông thể hiện một bề dày kiến thức và văn hóa, lại bay bổng, cẩn trọng trong con chữ.

Sách Họa sĩ Trịnh Tú với hình và sắc - Ảnh: GalerryG39

Sách Họa sĩ Trịnh Tú với hình và sắc - Ảnh: GalerryG39

Buổi giao lưu ra mắt sách được tổ chức vào 10h ngày 28-6 tại phòng nghệ thuật NXB Hội Nhà Văn (65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Tại đây cũng trưng bày gần 30 tác phẩm gồm tranh của họa sĩ Trịnh Tú và tranh của một số nghệ sĩ mà Trịnh Tú viết bài phê bình được in trong cuốn sách này. Triển lãm kéo dài đến 5-7.

Lần đầu trưng bày nhiều tác phẩm, hiện vật của họa sĩ Lê Bá Đảng đưa từ Pháp về

150 tác phẩm về đề tài chống chiến tranh, ước nguyện hòa bình, tình yêu quê hương, đất nước và các tư liệu của họa sĩ Lê Bá Đảng, trong đó nhiều tác phẩm lần đầu tiên được đưa từ Pháp về triển lãm tại quê nhà Quảng Trị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar