24/01/2014 05:20 GMT+7

Nhờ ngọn lá dong mà có tết!

NGỌC DƯƠNG
NGỌC DƯƠNG

TT - Nhờ bán lá dong cho người miền xuôi gói bánh mà đồng bào dân tộc Rục (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) có được tiền mua gạo ăn tết.

Phóng to
Hai chị em Cao Thị Nga vào tận rừng sâu hái lá dong kiếm tiền mua gạo ăn tết - Ảnh: Ngọc Dương

Những ngày này, đồng bào Rục kéo hết vào rừng sâu hái lá dong. Rừng núi lạnh cắt da cắt thịt, nhiệt độ xuống khoảng 8 độ C, nhưng từ sáng sớm đã có hàng trăm đồng bào Rục ở bản Yên Hợp, bản Ón và bản Mò O Ồ Ồ của xã Thượng Hóa rộn ràng vào rừng. Các em học sinh sau mỗi buổi học hay những ngày cuối tuần cũng lặn lội vào rừng sâu phụ giúp cha mẹ kiếm thêm tiền sắm sửa ngày tết. Cuộc sống của đồng bào dân tộc Rục ở đây còn khó khăn, nên tiền bán lá dong là một khoản thu nhập rất quý đối với họ. Những vạt lá dong xanh mướt giữa rừng sâu được đồng bào dân tộc ở đây xem như là lộc rừng. Mỗi chuyến đi, một người lấy được khoảng 800-1.000 lá và được thương lái mua với giá 15.000-20.000 đồng/100 lá.

Lá dong rừng ở đây được nhiều thương lái và người dân trong huyện ưa chuộng bởi khi luộc chín lá vẫn còn xanh tươi và mùi thơm của lá rừng. Đây cũng là vựa lá dong lớn nhất Quảng Bình, cung cấp cho toàn huyện Minh Hóa và một số nơi khác như Tuyên Hóa, Ba Đồn, Đồng Hới (Quảng Bình) vào dịp tết hằng năm.

Chúng tôi theo em Cao Thị Nga, học sinh lớp 7, dân tộc Rục ở bản Yên Hợp, vào rừng hái lá dong. Nga không còn bố mẹ nữa, cả bố và mẹ em đều mất vì ốm đau mà không có tiền chữa trị. Từ đó, cô bé lớp 7 này trở thành trụ cột trong gia đình, vừa là chị cả vừa là cha mẹ của hai đứa em còn nhỏ là Cao Văn Linh (11 tuổi) và em Cao Văn Ngọc (12 tuổi). Chiều nào Nga cũng khoác chiếc áo mỏng manh lội qua những con suối lạnh ngắt, những mỏm đá trơn trượt mới tới được nơi cây dong mọc. Đến tối mịt chiếc gùi của Nga cũng đầy lá dong. Nga kể: “Năm nào cũng nhờ hái lá dong mà nhà em và bà con trong bản mới có tết”.

NGỌC DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar