20/04/2024 09:29 GMT+7

Nhờ đâu Quảng Bình thu được 82 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon?

Hiện Quảng Bình là tỉnh có tỉ lệ chi trả cao nhất ở khu vực miền Trung sau khi đã nhận được 72/82 tỉ đồng tiền bán tín chỉ carbon từ Ngân hàng Thế giới. Trong đó, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là chủ rừng được chi trả nhiều nhất.

Tại Quảng Bình còn nhiều cánh rừng tự nhiên có độ che phủ cao, phù hợp khai thác tín chỉ carbon - Ảnh: Q.NAM

Tại Quảng Bình còn nhiều cánh rừng tự nhiên có độ che phủ cao, phù hợp khai thác tín chỉ carbon - Ảnh: Q.NAM

Hơn 20 tỉ đồng mà đơn vị này vừa nhận từ việc bán tín chỉ carbon là một con số lớn ngoài sức tưởng tượng của ban quản lý vườn.

Ông Phạm Hồng Thái, giám đốc vườn, cho biết trong số hơn 123.000ha rừng mà ban này đang quản lý thì có một phần rất lớn diện tích được giao trực tiếp cho các thôn bản ở vùng đệm của vườn quản lý chăm sóc. Đây chính là lối đi mới mang lại hiệu quả trực tiếp cho những người dân bản địa ở vùng đệm này, khi việc bán tín chỉ carbon giúp họ có tiền mà không cần phải khai thác sản phẩm từ rừng.

Ông Trần Quốc Tuấn, giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình, cho hay truyền thống của người dân nhiều địa phương giáp rừng thường lấy việc sống dựa vào rừng là chính. Vì thế, giá trị lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon không chỉ là tiền mà chính là việc thay đổi tư duy của người ở gần rừng. Khi chăm sóc rừng cũng có thể thu được tiền và giá trị tiền cũng không kém việc khai thác sản vật từ rừng thì người dân sẽ không còn tác động tiêu cực đến rừng nữa.

Vì giá trị bền vững này, tỉnh có chủ trương mở rộng diện tích rừng khai thác trữ lượng carbon thêm với cả rừng trồng, đưa trữ lượng thu được toàn tỉnh có thể lên gấp đôi, mức tiền được trả cũng sẽ tăng cao.

"Định hướng chính của tỉnh là sẽ mở rộng diện tích rừng trồng theo chứng chỉ FSC (chứng chỉ của Hội đồng quản lý rừng, sản xuất gỗ được kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và kinh tế). "Rừng trồng theo chuẩn này thì trữ lượng gỗ sẽ cao hơn rừng trồng bình thường, kéo theo trữ lượng carbon tăng, nguồn thu sẽ tăng và người dân sẽ là người hưởng lợi nhất", ông Tuấn nói.

Ông Hồ Pha (xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy) kể mình nhận bảo vệ, quản lý hơn 5ha rừng từ hơn 5 năm qua. Lâu nay ông vẫn làm công việc của mình và chỉ nhận mức tiền hỗ trợ vài trăm ngàn đồng theo quy định được HĐND tỉnh thông qua.

Đến khi vùng rừng ông quản lý được đưa vào diện khai thác tín chỉ carbon, ông vẫn chưa hình dung ra được đó cụ thể là gì. Tuy nhiên, mới đây ông được chính quyền thông báo mình được chia hơn 1 triệu đồng tiền bán tín chỉ carbon, ông mới rõ hơn việc "tiền lại đến từ rừng theo cách này".

Phải nâng cao chất lượng rừng

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vừng và chứng chỉ rừng, chia sẻ nếu so sánh diện tích rừng hiện có với lãnh thổ thì rừng Việt Nam cao hơn khoảng 12% so với thế giới. Tuy nhiên, diện tích lớn không đồng nghĩa với chất lượng rừng cao. Ví dụ trong 1ha rừng có bao nhiêu khối gỗ, vì lượng gỗ càng nhiều thì CO2 được hấp thụ càng lớn và ngược lại.

Để phát triển thị trường carbon nói chung, carbon rừng nói riêng thì từ chủ rừng đến người dân được giao quản lý rừng cần phải nâng cao trách nhiệm phát triển rừng. Giảm phát thải khí nhà kính không chỉ việc của những doanh nghiệp sản xuất xanh mà còn cần phải bảo vệ rừng.

Trước mắt, các địa phương có diện tích rừng lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Bắc... cần phải nâng cao chất lượng rừng hiện có. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến giá thành giao dịch tín chỉ carbon tại các sàn bắt buộc sau này.

Người trồng lúa cũng muốn góp tay

Hợp tác xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp sản xuất lúa theo quy trình SRP và sẵn sàng tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao - Ảnh: Đ.TUYẾT

Hợp tác xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp sản xuất lúa theo quy trình SRP và sẵn sàng tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao - Ảnh: Đ.TUYẾT

Hiện nay, Chính phủ đã triển khai đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Chỉ tính riêng tại Đồng Tháp, theo Sở NN&PTNT tỉnh này, năm 2024 có 52.000ha đủ điều kiện đăng ký sản xuất lúa đảm bảo chi trả tín chỉ carbon, dự kiến đến năm 2025 đạt ít nhất 50.000ha; số hợp tác xã tham gia tăng từ 64 lên 162 hợp tác xã.

Đề án giúp nông dân giảm 20% chi phí sản xuất thông qua giảm lượng giống gieo sạ, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học... Theo kế hoạch, đến năm 2030 sẽ hình thành vùng chuyên canh của dự án là 160.000ha, nông dân sẽ tăng thu lợi nhuận từ hiệu quả giảm chi phí sản xuất và bán tín chỉ cacbon.

Thống kê từ dự án VnSAT và các vùng trồng lúa giảm phát thải tại tỉnh Đồng Tháp có thể giảm 5 tấn CO2 tương đương/ha. Như vậy, đến năm 2030 sẽ giảm được 800.000 tấn CO2 tương đương/ha (diện tích 160.000ha).

Với mức giá 6 USD/tấn/năm, lợi nhuận thu được khoảng 4,8 triệu USD (116,3 tỉ đồng/năm), còn với mức giá dự kiến của Quỹ TCAF là 10 USD/tấn, lợi nhuận thu được khoảng 8 triệu USD (193,8 tỉ đồng/năm). Cùng việc quản lý rơm rạ, thu gom và tái sử dụng góp phần tăng giá trị hơn 57 tỉ đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Hội, nông dân Hợp tác xã Trường Phát (xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười), cho biết nếu trồng lúa đạt các tiêu chí bán tín chỉ carbon sẽ được thưởng 300.000 đồng/ha. "Cùng với đó là lợi ích về mặt môi trường không thể tính bằng tiền", ông Hội nói. Ông Huỳnh Thiện Liêm, xã Trường Xuân, thì cho rằng cần được tư vấn thêm về bán tín chỉ carbon.

Mời bạn đọc tham dự hội thảo Thị trường tín chỉ carbon

Vào ngày 20-4, báo Tuổi Trẻ sẽ tổ chức hội thảo 'Thị trường tín chỉ carbon - Động lực xây dựng Việt Nam Xanh' và công bố dự án 'Việt Nam Xanh'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Google giới thiệu Flow, AI Ultra tại Việt Nam, thêm tính năng Veo 3

Flow - công cụ AI cho các nhà làm phim vừa được Google cung cấp cho người dùng Việt Nam. Đồng thời Veo 3 hỗ trợ chuyển ảnh thành video.

Google giới thiệu Flow, AI Ultra tại Việt Nam, thêm tính năng Veo 3

Tăng 7,2% lương tối thiểu vùng: Tạo động lực cho người lao động

Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất tăng 7,2% lương tối thiểu vùng từ ngày 1-1-2026, tương tương mức tăng 250.000 - 350.000 đồng tùy khu vực.

Tăng 7,2% lương tối thiểu vùng: Tạo động lực cho người lao động

Room tín dụng: Bỏ nhưng không thả nổi

Ngân hàng Nhà nước cho biết đang cân nhắc thận trọng và sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về lộ trình dỡ bỏ cơ chế room tín dụng.

Room tín dụng: Bỏ nhưng không thả nổi

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

App giao đồ ăn vào đường đua mới

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, sau nhiều năm phát triển nóng nhờ dòng vốn ngoại và chiến lược "đốt tiền" khuyến mãi.

App giao đồ ăn vào đường đua mới

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Một số tin tức đáng chú ý: VietinBank rao bán tòa tháp chục nghìn tỉ tại Ciputra Hà Nội; Sử dụng sai vốn huy động từ cổ đông, một doanh nghiệp địa ốc bị phạt nặng; TP.HCM thông báo 3 địa điểm tiếp công dân của Ban Tiếp công dân...

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar