13/07/2025 07:59 GMT+7

Room tín dụng: Bỏ nhưng không thả nổi

Ngân hàng Nhà nước cho biết đang cân nhắc thận trọng và sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng về lộ trình dỡ bỏ cơ chế room tín dụng, công cụ hành chính đã áp dụng hơn 20 năm qua, nhằm kiểm soát tăng trưởng tín dụng và ổn định vĩ mô.

room tín dụng - Ảnh 1.

Từng bước dỡ bỏ room tín dụng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả hơn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia nhận định đây là bước đi phù hợp với xu thế quốc tế, giúp tăng tính chủ động cho ngân hàng. Tuy nhiên việc bỏ room không đồng nghĩa thả nổi tín dụng mà đòi hỏi hệ thống giám sát vững hơn, cùng các cải cách về an toàn vốn và quản trị rủi ro để đảm bảo ổn định tài chính.

Không thể "bật van" tự do

Ông Nguyễn Hưng - tổng giám đốc TPBank - cho biết tín dụng của ngân hàng tăng trưởng ước đạt 11-12% trong nửa đầu năm 2025. Dòng vốn tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu, có sức lan tỏa như công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải - kho bãi, bất động sản phục vụ nhu cầu thực và cho vay cá nhân, hộ kinh doanh.

Trước lo ngại tăng trưởng tín dụng nhanh nếu được bỏ trần room, ông Hưng khẳng định các ngân hàng đều phải quản trị duy trì tỉ lệ nợ xấu dưới ngưỡng quy định bằng cách kiểm soát rủi ro chặt chẽ và trích lập đầy đủ dự phòng.

Theo TS Lê Duy Bình - giám đốc Economica Việt Nam, room tín dụng từng là "van điều tiết" quan trọng, giúp hạn chế tín dụng tăng nóng như giai đoạn trước năm 2012, khi tín dụng tăng tới 54% trong năm 2007 và kéo theo lạm phát hai chữ số.

Trong 20 năm qua, "room tín dụng" đã góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng, ổn định lạm phát và tỉ giá.

Dù vậy ông cho rằng trong trung hạn, Việt Nam cần tiến đến bỏ room để điều hành tiền tệ theo hướng thị trường, đồng thời khống chế tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý so với quy mô GDP.

"Việc loại bỏ room tín dụng không có nghĩa là cho phép tăng tổng nợ của nền kinh tế một cách thoải mái. Cần phải đảm bảo kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp, tránh gây lạm phát hoặc bất ổn vĩ mô", ông Bình nói.

Tương tự, ông Lê Văn Thành - chuyên gia tại WiGroup - đồng quan điểm bỏ room không đồng nghĩa để tín dụng tăng trưởng "phi mã", ngoài kiểm soát. Việc gỡ bỏ room sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng. Các nhà băng có nền tảng vốn vững và quản trị tốt sẽ có cơ hội mở rộng nhanh hơn, tạo động lực cải thiện hiệu quả hoạt động toàn hệ thống.

Bà Hà Võ Bích Vân - cố vấn tài chính tại Hub Đồng Hành thuộc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và quản lý tài sản FIDT - cho rằng bỏ room là bước cải cách cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế cần hấp thụ thêm vốn để phục hồi. Tuy nhiên việc chuyển đổi cần thực hiện theo lộ trình, tùy theo năng lực quản trị rủi ro của từng ngân hàng, tránh hai cực đoan là kiểm soát cứng nhắc hoặc buông lỏng hoàn toàn.

Những rủi ro cần được lường trước khi bỏ room tín dụng

Tuy vậy, các chuyên gia cũng cảnh báo nếu không có công cụ thay thế phù hợp, việc bỏ room có thể dẫn đến tín dụng tăng nóng, nợ xấu leo thang, dòng vốn chảy vào lĩnh vực đầu cơ như bất động sản, chứng khoán. Điều này sẽ gây áp lực lên lạm phát, tỉ giá và phá vỡ cân đối vĩ mô.

TS Lê Duy Bình lưu ý tỉ lệ tín dụng/GDP hiện đã ở mức 134%, thuộc nhóm cao trong khu vực và nếu tiếp tục tăng mạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường vốn.

Bà Nguyễn Thu Hà - giám đốc phân tích cổ phiếu SSI Research - cho rằng khi bỏ room, các quy định về an toàn vốn và quản trị rủi ro cần được siết chặt, đặc biệt theo chuẩn Basel III. Theo bà Hà, những ngân hàng có bộ đệm vốn mạnh sẽ được hưởng lợi khi không còn bị giới hạn bởi trần tín dụng như trước.

Dù còn nhiều thách thức, việc từng bước dỡ bỏ room tín dụng là bước đi cần thiết để tăng tính thị trường trong điều hành chính sách tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả hơn, đặc biệt là nhóm vừa và nhỏ và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng. Vấn đề còn lại là kiểm soát rủi ro như thế nào để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra an toàn và bền vững.

Trên thực tế Ngân hàng Nhà nước đã ban hành dự thảo thông tư về CAR, cập nhật các quy định mới tại Chuẩn mực Basel III (2017) và đang lấy ý kiến từ các ngân hàng. 

"Chúng tôi cho rằng bức tranh thị phần sẽ có sự thay đổi nếu gỡ bỏ cơ chế hạn mức tín dụng theo hướng có lợi cho các ngân hàng có bộ đệm vốn mạnh, do những ngân hàng này sẽ có khả năng mở rộng cho vay tốt hơn", bà Hà dự báo.

Chuyên gia Hà Võ Bích Vân lưu ý không loại trừ khả năng một làn sóng bùng nổ tín dụng "nửa vời" có thể xảy ra nếu kỳ vọng bị thổi phồng quá sớm, trong khi nội lực nền kinh tế chính là sức khỏe doanh nghiệp, năng lực quản trị rủi ro ngân hàng vẫn chưa thật sự vững vàng.

Bài học giai đoạn 2009-2010 sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam áp dụng gói kích thích 143.000 tỉ đồng, lãi suất cho vay ưu đãi 4%, tín dụng tăng hơn 37% năm 2009. 

Hậu quả là lạm phát lên đến 18,6% (năm 2011), bất động sản và chứng khoán tăng nóng rồi vỡ. Nhiều doanh nghiệp "chết" vì nợ đọng và chi phí vốn đảo chiều. Ngân hàng Nhà nước sau đó buộc phải siết lại tín dụng, tái cơ cấu toàn ngành.

Bà dẫn chứng trong thập niên 1990, Chính phủ Hàn Quốc từng mạnh tay bơm tín dụng cho các tập đoàn chaebol thông qua hệ thống ngân hàng quốc doanh. Dòng vốn rẻ nhưng thiếu kiểm soát rủi ro, cuối cùng dẫn tới khủng hoảng thanh khoản, vỡ nợ diện rộng. Đây là một ví dụ điển hình về hậu quả của tín dụng tăng trưởng không kiểm soát, điều Việt Nam cần tránh nếu gỡ bỏ trần tín dụng mà không có các "hàng rào thứ cấp".

Thực tế hiện nay, theo bà Vân, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các ngân hàng đã vượt 4%. Nếu tính cả nợ nhóm 2 và nợ xấu đã bán cho VAMC, con số thực tế có thể lên tới 7-8%. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn khó khăn, cho thấy chất lượng tín dụng chưa tương xứng với tăng trưởng số lượng.

Cần "hàng rào mềm" thay thế bằng công cụ thị trường

Theo các chuyên gia, việc dỡ bỏ room tín dụng không đồng nghĩa với việc cung tiền sẽ tăng mạnh và gây lạm phát nếu đi kèm với các công cụ điều tiết mang tính thị trường như tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất điều hành và công cụ thị trường mở.

Ông Lê Văn Thành cho rằng tổng cung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào phía ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng lớn từ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong điều kiện tăng trưởng chậm, nhu cầu vay yếu, tín dụng khó có thể bùng nổ dù không còn bị giới hạn bởi room.

Về mặt kỹ thuật, ông Lê Duy Bình cho rằng các chỉ số an toàn như hệ số an toàn vốn (CAR), thanh khoản, khả năng chi trả sẽ đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát tín dụng thay cho công cụ hành chính. Với CAR, ngân hàng chỉ có thể mở rộng cho vay tương ứng với năng lực vốn tự có và mức độ an toàn vốn.

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng là công cụ hữu hiệu để kiểm soát cung tiền, có thể được nâng lên khi cần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên việc vận hành những công cụ này đòi hỏi NHNN phải nâng cao năng lực giám sát, dự báo và điều hành chính sách.

Chuyên gia Hà Võ Bích Vân bổ sung để phân bổ vốn hiệu quả hơn cần đẩy mạnh cơ chế xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, qua đó khuyến khích vốn chảy vào khu vực sản xuất, xuất khẩu, hạn chế dòng tiền vào các lĩnh vực đầu cơ như bất động sản, chứng khoán.

"Tín dụng không nên được thúc đẩy bằng mệnh lệnh hành chính hay kỳ vọng ngắn hạn, mà phải dựa trên sức hấp thụ của nền kinh tế và năng lực quản trị rủi ro của từng ngân hàng", bà Vân nói. Theo bà, việc bỏ room sẽ là một bước cải cách quan trọng nếu đi kèm "hàng rào mềm" đủ mạnh, vừa hỗ trợ tăng trưởng vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro và ổn định vĩ mô.

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống, an ninh kinh tế, kiểm soát được lạm phát.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

App giao đồ ăn vào đường đua mới

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn cạnh tranh mới, sau nhiều năm phát triển nóng nhờ dòng vốn ngoại và chiến lược "đốt tiền" khuyến mãi.

App giao đồ ăn vào đường đua mới

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Một số tin tức đáng chú ý: VietinBank rao bán tòa tháp chục nghìn tỉ tại Ciputra Hà Nội; Sử dụng sai vốn huy động từ cổ đông, một doanh nghiệp địa ốc bị phạt nặng; TP.HCM thông báo 3 địa điểm tiếp công dân của Ban Tiếp công dân...

Tin tức sáng 13-7: Làm part-time cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7-2026

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi xe cộ, bảo đảm đến ngày 1-7-2026 không còn mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7-2026

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Tối nay, một khách hàng Vietlott đã trúng số tiền kỷ lục: hơn 344,9 tỉ đồng

Thông tin về kết quả kỳ quay số mở thưởng tối nay 12-7, Vietlott cho biết có một khách hàng đã trúng giải Jackpot hơn 344,9 tỉ đồng, lớn nhất từ trước đến nay.

Tối nay, một khách hàng Vietlott đã trúng số tiền kỷ lục: hơn 344,9 tỉ đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar